TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI NHA TRANG

Từ xưa, ông bà ta có câu: “Tấc đất, tấc vàng”. Ngày nay, khi thị trường đất đai có những biến đổi ngày càng mạnh mẽ thì đất đai như một món của cải luôn có hời mà ai cũng mong muốn sở hữu. Do vậy, các giao dịch về đất đai ngày càng phát triển, giá trị và lợi ích về đất đai ngày càng tăng lên. Đồng thời đi kèm với việc gia tăng về số lượng giao dịch đất đai thì tần suất xuất hiện tranh chấp đất đai cũng càng tăng lên không ngừng và ngày một gay gắt, phức tạp hơn. 

Tranh chấp đất đai ở Nha Trang

Do vậy, Nha Trang một thành phố du lịch ngày càng phát triển, đi kèm với sự đô thị hóa ở thành phố này cũng sẽ là nơi dễ nảy sinh các tranh chấp đất đai. NPLaw mời Quý khách hàng tìm hiểu thêm thực trạng cũng như giải pháp giải quyết tranh chấp đất đai Nha Trang.

I. Thực trạng tranh chấp đất đai Nha Trang

Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030; thành phố Nha Trang là đô thị hạt nhân, là một trong ba vùng kinh tế-xã hội trọng điểm phát triển đột phá của tỉnh. Nhiều năm trở lại đây, Nha Trang được khách du lịch trong nước và quốc tế biết đến như một điểm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí biển hấp dẫn với nhiều khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí cao cấp và nhiều dịch vụ độc đáo, hấp dẫn.

Là đô thị hạt nhân với tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ngày một phát triển. Đi kèm với đó là thực trạng cơ sở hạ tầng cũng như mức sống của người dân ngày một tốt hơn. Do vậy, các giao dịch đất đai ở Nha Trang cũng ngày một tăng vọt với mức giá giao dịch khá cao. Cùng với đó số lượng tranh chấp đất đai Nha Trang cũng tăng theo. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang cùng với báo cáo của Ủy ban nhân dân các cấp, số vụ thụ lý giải quyết về tranh chấp đất đai chiếm một mức khá cao. Do vậy, tìm hiểu về tranh chấp đất đai Nha Trang là điều không bao giờ thừa. 

II. Giới thiệu tranh chấp đất đai Nha Trang 

2.1 Khái niệm tranh chấp đất đai tại Nha Trang

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Như vậy tranh chấp đất đai có thể hiểu là trong quá trình sử dụng thậm chí là từ khi xác lập quyền sử dụng với đất thì một hoặc nhiều bên phát hiện ra có mâu thuẫn và không tiếp tục xác lập quyền sử dụng hoặc sử dụng đất một cách hợp pháp. Khi nơi mà mảnh đất các bên tranh chấp nằm trên địa bàn thành phố Nha Trang thì đó chính là tranh chấp đất đai Nha Trang. Có thể hiểu ngắn gọn tranh chấp đất đai Nha Trang chính là sự kiện phát sinh quan hệ tranh chấp đất đai và thuộc thẩm quyền xử lý, giải quyết của cơ quan có thẩm quyền tại Nha Trang. 

2.2 Những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai Nha Trang

Ngoài những nguyên nhân về sự phát triển đô thị hóa khiến nền kinh tế gia tăng, giá cả đất đai cũng tăng, NPLaw xin liệt kê một vài nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai khác như:

  • Việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơ hở;
  • Việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiến hành chậm;

tranh chấp đất ở Nha Trang, Khánh Hoà

  • Việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày càng phổ biến nhưng không được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời;
  • Đất đai từ chỗ chưa được thừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giá trị cao, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lúc giá đất tăng mạnh khi có quy hoạch đến vùng đất đó;
  • Các cá nhân có lòng tham sử dụng các phương thức và cách thức gian dối tiến hành nhiều giao dịch đất đai cùng một lúc đối với một mảnh đất;
  • Và một vài nguyên nhân khác …

III. Các vấn đề liên quan tranh chấp đất đai Nha Trang

3.1 Pháp lý

Hiện nay, hành lang pháp lý về đất đai có rất nhiều văn bản pháp luật quy định. Có thể kể đến một vài văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao quy định về đất đai như: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như: Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai và các Quyết định, Thông tư có liên quan… Tuy nhiên, cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp đất đai tại Nha Trang nói riêng chủ yếu được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Đất đai 2013.

3.2 Các giai đoạn và các giải pháp giải quyết tranh chấp đất đai Nha Trang

Căn cứ quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013, trình tự tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai Nha Trang sẽ tiến hành theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Tiến hành hòa giải tại cơ sở. Ở giai đoạn này chủ thể tranh chấp đất đai thực hiện những bước sau:

  • Bước 1: Chủ thể có tranh chấp đất đai nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai đến Ủy ban nhân dân cấp xã có đất tranh chấp để hòa giải;

luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

  • Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận đơn và tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai (Trong giai đoạn này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác);
  • Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định hòa giải thành hoặc Quyết định hòa giải không thành (trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai)

Lưu ý giai đoạn này chỉ bắt buộc trong tranh chấp đất đai để xác định ai là người có quyền sử dụng đối với mảnh đất.

Nếu hòa giải không thành, chủ thể có tranh chấp sẽ chuyển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Tiến hành giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính hoặc theo thủ tục tố tụng. Ở giai đoạn này chủ thể tranh chấp lựa chọn một trong hai thủ tục để giải quyết tranh chấp theo các bước sau:

  • Bước 1: Chủ thể có tranh chấp đất đai sẽ nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Lưu ý là chỉ được một trong hai cơ quan;
  • Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết sau khi nhận đơn sẽ xem xét tiến hành thụ lý và giải quyết tranh chấp;
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ra quyết định giải quyết tranh chấp. Tiến hành thi hành án đối với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Như vậy, theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật đất đai 2013 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì sẽ có 03 hướng giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm: Hòa giải tại cơ sở, nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

3.3 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Nha Trang

Theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là cơ quan nơi có đất tranh chấp, cụ thể như sau:

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;”

Tranh chấp đất

- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự như sau. Căn cứ tại Khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 37 và Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) thì Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh tại nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết đối với các vụ tranh chấp đất đai tùy theo mức độ và tính chất của tranh chấp đất đai.

Như vậy, tùy vào mức độ phức tạp và tính chất của tranh chấp đất đai thì khi có tranh chấp đất đai cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh hoặc Tòa Án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh.

IV. Hậu quả của tranh chấp đất đai Nha Trang

Tình trạng tranh chấp đất đai Nha Trang kéo dài sẽ dẫn đến việc đất bị bỏ hoang sẽ vẫn cứ để đó, khi đó các mảnh đất này sẽ không được khai thác. Với Nha Trang một thành phố du lịch rất phát triển khi tình trạng này kéo dài sẽ đi đến việc đời sống của người dân, tình hình chính trị không được ổn định. Hơn thế, các dự án liên quan đến đất đai cũng sẽ chậm lại làm giảm thiểu đáng kể khả năng phát triển chung của nền kinh tế toàn thành phố. Cuối cùng, khi không thể có quyền hợp pháp để sử dụng đất thì việc làm sao để có các tài sản trên đất như nhà ở là không thể, từ đó tình trạng đời sống sẽ không được cải thiện kéo đến sự phá vỡ mối quan hệ xã hội và trật tự quản lý đất đai gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cá nhân, tổ chức và Nhà nước.


NPLaw tự hào là công ty luật hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Nha Trang và Hà Nội về tư vấn toàn bộ các vấn đề trong các lĩnh vực: Đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản, các Giấy phép con, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động, thừa kế … Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về tranh chấp đất đai Nha Trang hoặc bất kỳ vấn đề pháp lý nào khác vui lòng liên hệ bằng cách:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp
  • Xử phạt hành vi ép buộc kết hôn

    Xử phạt hành vi ép buộc kết hôn

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng ép buộc kết hôn hiện nay II. Quy định pháp luật về ép buộc kết hôn 1. Định nghĩa ép buộc kết hôn 2. Các hành vi được xem là ép buộc kết hôn 3. Hành vi ép buộc kết hôn có được xem là...
    Đọc tiếp