TỰ TỬ VÀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI TỰ TỬ

Tự tử là một trong vấn nạn của xã hội hiện đại. Có nhiều lý do như áp lực cuộc sống, học hành, thi cử căng thẳng, việc làm thất bại, nợ nần chồng chất, không có khả năng chi trả, thậm chí có những bà mẹ trẻ, sinh con, vì vài hành động vô tâm của chồng mà dẫn đến trầm cảm, u uất rồi nghĩ quẩn, tự tử hoặc thời gian qua cá độ bóng đá, cờ bạc thua lỗ, không tiền trả nợ nên tìm đến tự tử như để giải thoát, trốn tránh trách nhiệm. Đa phần vấn nạn này gặp nhiều ở người trẻ. Tuy nhiên, đây là một hành động ích kỷ, thiếu trách nhiệm với cuộc sống của chính bản thân người tự tử và gia đình họ. Cùng NPLaw xem qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về tự tử và pháp luật liên quan đến hành vi tự tử này nhé!

I/ Tự tử có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

Theo pháp luật Việt Nam được quy định trong Hiến pháp 2013 tại Điều 19 như sau: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

Theo đó các quyền của con người như quyền tự do, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc,... được quy định tại Hiến Pháp, quyền nhân thân được quy định trong Luật dân sự; các quyền công dân khác được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, không có quy định nào nói về “quyền được chết” hay văn bản pháp luật nào quy định về việc cấm một người tự tử và các chế tài xử lý, xử phạt hành vi này. Đồng thời pháp luật quy định rằng cuộc sống của một người chỉ bị tước đoạt (hoặc được chết) thông qua việc Tòa án xét xử và cho thi hành án phạt tử hình.

Mặc khác hành vi tự tử có dấu hiệu đi ngược Hiến Pháp và trái luật như công dân được phép làm những điều mà pháp luật không cấm nên hành vi tự tử này đến nay vẫn chưa có quy định hay biện pháp để xử lý.

Từ những căn cứ trên, việc một người tự kết liễu cuộc sống của mình rõ ràng là hành vi vi hiến và trái pháp luật. Vậy mà họ lại không chịu bất kỳ một hình phạt nào?

Thậm chí Điều 131 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng có quy định về tội “Xúi giục hoặc giúp người khác tự sát”.

Theo quy định này thì người xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là có tội, nhưng người trực tiếp gây ra tội (tự sát) lại không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

II/ Các câu hỏi thường gặp về vấn đề tự tử và pháp luật 

1. Xúi giục người khác tự tử có vi phạm pháp luật không? Bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 131 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội xúi giục hoặc giúp người khác tự tử như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Thứ nhất, kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;
  • Thứ hai, tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.

Trường hợp phạm tội làm 02 người trở lên tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.Như vậy, xúi giục người khác tự tử là hành vi vi phạm pháp luật, có thể chịu mức phạt từ cao nhất là 7 năm.

2. Thấy người khác tự tử không ngăn cản có vi phạm pháp luật không?

Thấy người khác tự tử không ngăn cản được xem là tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, cụ thể được quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết.Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Một, người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
  • Hai, người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
  • Ba, phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
  • Bốn, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, pháp luật hình sự Việt Nam coi hành vi thấy người khác tự tử không ngăn cản thuộc tội “không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” nếu hành vi đó cho thấy người khác đang ở trong tình trạng sắp chết, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì mới cấu thành tội phạm. Hành vi không cứu giúp phải là nguyên nhân bắt buộc dẫn đến cái chết cho nạn nhân. Nếu nạn nhân đã lâm vào tình trạng “cứu cũng chết, không cứu cũng chết” thì hành vi không cứu không phải là hành vi phạm tội.

3. Trường hợp nhảy cầu tự tử do thua cá độ bóng đá có bị xử lý gì không?

Cá độ bóng đá được xem là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý hành chính theo điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo hai tội danh là Tội đánh bạc và Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định tại Điều 321 và Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Tuy nhiên, một số trường hợp cá độ thua, nợ nần không có khả năng chi trả, nhiều thanh niên chọn cách tự tử để trốn tránh trách nhiệm. Hiện nay chưa có văn bản nào quy định về việc xử lý đối với hành vi tự tử. Tuy nhiên, người nhảy cầu do thua cá độ đá bóng thì trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản, tức là trả món nợ thua cá độ bóng đá của người chết để lại được thực hiện theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể:

  • Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
  • Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Như vậy, hành vi nhảy cầu tự tử do thua cá độ bóng đá có bị xử lý hay không vẫn chưa có văn bản quy định nhưng người thân, những người ở lại sẽ phải gánh chịu, trả nợ thay cho người tự tử theo quy định pháp luật.

Trên đây là các vấn đề liên quan đến tự tử và quy định của pháp luật về hành vi này, hy vọng có thể giải đáp được các thắc mắc của bạn. Nếu cần hỗ trợ tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý, hãy liên hệ ngay với NPLaw nhé!


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan