Ly hôn đơn phương là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên hoặc trường hợp hai bên đã đồng ý ly hôn nhưng vẫn có những tranh chấp về tài sản và con cái. Khác với thuận tình ly hôn, trong trường hợp này việc giải quyết ly hôn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do những tranh chấp về tài sản hay con cái. Tư vấn đơn phương ly hôn là dịch vụ đã được được thực hiện với nhiều năm kinh nghiệm tại NPLaw. Bài viết dưới đây là lời tư vấn của chúng tôi tới quý khách hàng về một số vấn đề liên quan tới đơn phương ly hôn.
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
" Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."
Theo đó, căn cứ vào Điều trên có thể thấy trong vợ, chồng được quyền đơn phương ly hôn nhưng phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;
- Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;
- Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;
- Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.
Như vậy, trong trường hợp vợ hoặc chồng không chịu ly hôn mà người có yêu cầu có căn cứ chứng minh người còn lại thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên thì hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn mà không cần sự đồng ý của vợ hoặc chồng.
Trong quan hệ đời sống hôn nhân, sự chung thủy của vợ chồng là yếu tố quan trọng để duy trì quan hệ hôn nhân một cách hạnh phúc, lâu dài. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay không khó để bắt gặp những trường hợp người vợ hoặc người chồng có hành vi ngoại tình, lừa dối nhau về mặt tình cảm khiến cho cuộc sống hôn nhân xảy ra nhiều mâu thuẫn, rạn nứt khó có thể hàn gắn lại tình cảm như trước. Nếu người chồng có hành vi ngoại tình thì người vợ có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014
Tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."
Theo đó, có thể thấy pháp luật hiện hành chỉ hạn chế quyền yêu cầu xin ly hôn của người chồng khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà không hạn chế quyền ly hôn của người vợ. Như vậy, trong trường hợp người chồng ngoại tình thì dù có người vợ co thai hay không mang thai vẫn có quyền được yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn đơn phương.
Như đã đề cập ở mục II, quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã hạn chế quyền ly hôn đơn phương của người chồng. Theo đó chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, có thể hiểu, trường hợp người vợ đang mang thai thì người chồng không được phép yêu cầu ly hôn đơn phương. Việc quy định như vậy góp phần bảo đảm quyền lợi của người vợ trong thời kì mang thai, giảm sự tác động xấu đến tinh thần của người vợ đang trong thời gian mang bầu và nuôi con để phòng tránh phần nào các ảnh hưởng, rủi ro có thể xảy ra.
Căn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Mặt khác, tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng
+ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục;
+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì nếu người chồng có hành vi đánh đập, chửi bới, lăng mạ người vợ thì có thể xem là bạo lực gia đình. Tòa án căn cứ về việc có hành vi bạo lực gia đình làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được để giải quyết ly hôn.
Tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.” Theo đó, nếu đối phương là chồng không đồng ý ký vào đơn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn)
Bên cạnh đó, tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì người vợ có quyền đơn phương ly hôn mà không cần có chữ ký của chồng. Khi người vợ có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ gọi chồng lên để hòa giải. Nếu hòa giải tại Tòa không thành thì Tòa sẽ đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, khi Tòa án đưa vụ án ra xét xử thì người vợ phải đưa ra được các chứng cứ chứng minh về chồng có hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án mới giải quyết.
Căn cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".
Theo đó, nếu một trong hai người vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn hôn và giành quyền nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào sự thống nhất của vợ chồng về việc ai sẽ là người được trực tiếp nuôi con. Nếu vợ chồng không có sự thỏa thuận về vấn đề nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào độ tuổi và điều kiện nuôi con của hai người để tòa quyết định. Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, nếu đơn phương ly hôn vẫn có thể giành được quyền trực tiếp nuôi con nếu thỏa thuận hoặc đáp ứng và chứng minh được các điều kiện theo quy định của pháp luật nói trên.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn