VAY NGÂN HÀNG XONG BỎ TRỐN CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ?

Hiện nay, khi mà các ngân hàng và công ty tài chính ngày càng nhiều và hình thức vay ngân hàng ngày càng đa dạng hơn thì càng có nhiều cá nhân, tổ chức kí kết hợp đồng vay với ngân hàng. Tuy nhiên sau đó, dù có hay không có khả năng trả nợ, thì cũng có nhiều đối tượng vay ngân hàng xong bỏ trốn . Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, liệu hành vi vay ngân hàng xong bỏ trốn này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? NPLaw sẽ trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

I. Thực trạng về tình hình vay ngân hàng xong bỏ trốn hiện nay

Tình trạng vay ngân hàng xong bỏ trốn hiện nay diễn ra ngày càng nhiều. Có nhiều khách hàng sau khi vay ngân hàng xong, khi đến thời hạn trả nợ thì trả được một hai tháng đầu, sau đó không trả nữa. Khi ngân hàng liên lạc yêu cầu trả nợ thì nhận được rất nhiều lí do là khó khăn, lãi cao, có người cầm giấy tờ đi vay chứ bản thân không vay, đi vay hộ,... nên không thể trả nợ được, thậm chí có nhiều người còn ngang nhiên thách thức. Đặc biệt là có nhiều khách hàng không thể liên lạc được, khi ngân hàng liên hệ với người thân, bạn bè thì đều nói rằng là khách hàng đã nghỉ việc hoặc đã đi khỏi nơi cư trú, không thể liên lạc được khiến công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. 

Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng khi nguồn vốn bị thâm hụt, mà còn ảnh hưởng đến những người trung gian khi ngân hàng thực hiện một số nghiệp vụ để thu hồi nợ. Tình trạng này vẫn diễn ra ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước.

II. Vay ngân hàng xong bỏ trốn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Khi khách hàng đến ngân hàng vay tiền sẽ phải kí kết hợp đồng vay và khách hàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận trả nợ trong hợp đồng. Hành vi trốn nợ ngân hàng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 nếu:

  • Khách hàng vay ngân hàng tài sản có giá trị từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng người này bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm 
  • Vay tài sản của ngân hàng bằng hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó

Khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị áp dụng hình phạt tù thấp nhất từ 06 tháng đến 20 năm.Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản..

III. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự khi vay ngân hàng xong bỏ trốn là bao nhiêu năm?

Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Như đã nói ở trên, tùy vào mức độ phạm tội và khung hình phạt khi cá nhân phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để phân loại tội phạm (tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) để áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thực trạng vay vốn ngân hàng xong bỏ trốn.  Nếu có bất kì thắc mắc nào, xin vui lòng với liên hệ ngay với NPLaw. Là một đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn hình sự, doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, đất đai , giấy phép con…NPLaw tự tin có thể giải đáp và hỗ trợ mọi vướng mắc của bạn kịp thời và hiệu quả.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • Bán tiền giả bị xử lý như thế nào?

    Bán tiền giả bị xử lý như thế nào?

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng bán tiền giả II. Quy định pháp luật về bán tiền giả 1. Bán tiền giả là gì? 2. Có được phép bán tiền giả không 3. Bán tiền giả bị phạt như thế nào III. Giải đáp một số câu...
    Đọc tiếp
  • Xử phạt hành vi tàng trữ tiền giả

    Xử phạt hành vi tàng trữ tiền giả

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng tàng trữ tiền giả II. Quy định pháp luật về tàng trữ tiền giả 1. Tàng trữ tiền giả là gì? 2. Tàng trữ tiền giả có bị xử phạt không 3. Tàng trữ tiền giả nhưng không sử dụng thì có...
    Đọc tiếp
  • VẬN CHUYỂN TIỀN GIẢ

    VẬN CHUYỂN TIỀN GIẢ

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng vận chuyển tiền giả II. Quy định pháp luật về vận chuyển tiền giả 1. Vận chuyển tiền giả là gì? 2. Vận chuyển tiền giả có bị phạt gì không? 3. Số tiền bao nhiêu thì bị coi là vận...
    Đọc tiếp
  • Quy định pháp luật về đòi nợ

    Quy định pháp luật về đòi nợ

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng đòi nợ ngày nay II. Quy định pháp luật về đòi nợ 1. Căn cứ để đòi nợ 2. Các hình thức để có thể đòi được nợ 3. Có thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ không III. Giải đáp một...
    Đọc tiếp