Ngày nay, việc an toàn của bản thân, gia đình và chỗ ở được con người chú trọng. Do đó, việc người lạ xâm phạm chỗ ở của mình khiến không ít người rơi vào trạng thái lo lắng, hoang mang. Vậy pháp luật có quy định thế nào về hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp để bảo vệ người dân và răn đe người thực hiện hành vi này? Hiểu biết về quy định pháp luật để không phạm pháp và có kiến thức để tự bảo vệ bản thân. Việc tìm hiểu pháp luật về xâm nhập gia cư bất hợp pháp cũng vậy. Một số nội dung về định nghĩa, hình thức xử lý hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp cũng như giải đáp thắc mắc sẽ được NPLaw gửi đến Quý Khách hàng trong bài viết dưới đây.
1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013 (sau đây gọi là Hiến pháp 2013);
2. Bộ Luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 (sau đây gọi là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021);
3. Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 (sau đây gọi là Luật Tố cáo 2018);
4. Nghị định số 144/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành 31 tháng 12 năm 2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Điều 22 Hiến pháp 2013 có quy định, mọi công dân có chỗ ở hợp pháp và không ai có quyền xâm phạm chỗ ở của bất kỳ công dân nào khi chưa có sự cho phép của người đó, trừ trường hợp khám xét chỗ ở nhưng phải tuân theo quy định pháp luật. Theo đó, có thể hiểu, hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp là việc tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác khi không nhận được sự đồng ý từ họ. Đây là một hành vi trái pháp luật.
Trong các quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội không có mô tả về hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp. Tuy nhiên, trường hợp việc xâm phạm với mục đích hủy hoại tài sản tại chỗ ở thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt quy định tại điểm a khoản 2 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ kèm hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi nêu trên.
Ngoài ra, khi có người tự ý xâm phạm và buộc thành viên gia đình rời chỗ ở hợp pháp của họ cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Theo Điều 158 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017, tội xâm phạm bất hợp pháp chỗ ở của người khác được xử lý như sau:
Phạt cải tạo không giam giữ 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong những trường hợp:
Và phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong những trường hợp:
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Xoay quanh quy định về xâm nhập gia cư bất hợp pháp có một số câu hỏi thường gặp như sau:
Khoản 1, điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2021 quy định:
Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân. Theo đó, việc khám xét chỗ ở theo thủ tục tố tụng hình sự là hợp pháp trong các trường hợp sau:
Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Điều 22 Luật Tố cáo 2018 quy định việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, các thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn