Bán tiền giả bị xử lý như thế nào?

Sử dụng, mua bán tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật. Việc sử dụng, mua bán tiền giả tạo ra rủi ro lớn về phát sinh các hoạt động tội phạm, gian lận và trốn thuế, ảnh hưởng tiêu cực đến sự công bằng và tính minh bạch của thị trường. Đồng thời, cũng gây ra những hậu quả xã hội như làm suy yếu niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính và tăng nguy cơ gây ra rối loạn trong cộng đồng. Vậy quy định về xử lý hành vi bán tiền giả hiện nay như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

Hiện nay, các hình thức bán tiền giả đa dạng và ngày càng phức tạp, đặc biệt với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mạng xã hội, hành vi rao bán tiền giả diễn ra phức tạp hơn rất nhiều. Các hình thức bán tiền giả này đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế và xã hội, yêu cầu sự chú ý và hành động quyết liệt từ cả cơ quan chức năng và cộng đồng. Vì vậy, trong bối cảnh này, việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm các hành vi liên quan đến bán tiền giả là cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ hệ thống tài chính và đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế. 

Tiền giả được xác định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định “Tiền giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành.”

Như vậy, tiền giả là tiền làm giống như tiền Việt Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành và hành vi mua bán tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật.

Bán tiền giả là gì

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, pháp luật nghiêm cấm hành vi “Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả”.

Do đó, hành vi bán tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả như sau:

“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Theo đó, phụ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người có hành vi bán tiền giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả với khung hình phạt nêu trên.

Khoản 4 Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả như sau: “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm”.

Như vậy, hành vi bán tiền giả đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không phụ thuộc vào trị giá tiền mua bán. Người chuẩn bị phạm tội bán tiền giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Trường hợp người phạm tội tự thú thì đây là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự căn cứ điểm r khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, người phạm tội tự thú sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành vi bán tiền giả như thế nào?

2.Sử dụng tiền giả mà không biết đó là tiền giả thì có bị phạt không?

Để xác định bất kỳ tội phạm nào thì đều cần phải có đủ 04 yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật. Trong đó bao gồm mặt chủ quan của tội phạm (bao gồm yếu tố lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý theo Điều 10 và Điều 11 Bộ luật hình sự 2015).

Do đó, nếu người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý hoặc vô ý thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định trên. Ngược lại, nếu khi thực hiện hành vi phạm tội mà không có lỗi thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, hành vi sử dụng tiền giả mà không biết đó là tiền giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không phụ thuộc vào việc người đó có lỗi khi thực hiện hành vi này hay không.

Theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả: “Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”.

Hành vi bán tiền giả đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không phụ thuộc vào mệnh giá, trị giá tiền mua bán. Trường hợp trị giá tiền giả mua bán càng lớn thì khung hình phạt tương ứng càng nghiêm trọng. Do đó, hành vi bán tiền giả đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự gồm: “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”

Như vậy, người phạm tội bán tiền giả tự nguyện nộp lại số lợi bất chính từ việc bán tiền giả thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định trên.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về bán tiền giả. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • MÔI GIỚI HỐI LỘ

    MÔI GIỚI HỐI LỘ

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng môi giới hối lộ hiện nay II. Tìm hiểu về hành vi môi giới hối lộ 1. Môi giới hối lộ là gì? 2. Các yếu tố cấu thành tội môi giới hối lộ III. Quy định pháp luật về môi giới hối...
    Đọc tiếp
  • QUY ĐỊNH VỀ XÂM PHẠM THI THỂ

    QUY ĐỊNH VỀ XÂM PHẠM THI THỂ

    Mục lục Ẩn I. Hiểu như xâm phạm thi thể II. Quy định về xâm phạm thi thể 1. Các hành vi bị coi là xâm phạm thi thể 2. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể 3. Mức phạt khi xâm phạm thi thể III. Một số...
    Đọc tiếp
  • CÔNG CHỨC CÓ ĐƯỢC NHẬN TIỀN CỦA DÂN KHÔNG?

    CÔNG CHỨC CÓ ĐƯỢC NHẬN TIỀN CỦA DÂN KHÔNG?

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng công chức nhận tiền của dân hiện nay II. Tìm hiểu về vấn đề công chức nhận tiền của dân 1. Công chức có được quyền nhận tiền của dân không? 2. Hành vi nào được xem là công chức nhận...
    Đọc tiếp