Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Tư vấn đầu tư nước ngoài là một lĩnh vực mang tính thực tiễn và cần thiết cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài. Với sự am hiểu và kinh nghiệm hành nghề sâu rộng của các Luật sư, dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài mang lại một sự đảm bảo và an tâm cho nhà đầu tư trong tất cả các khía cạnh của quá trình đầu tư tại Việt Nam từ việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty nước ngoài đến các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tại sao nhà đầu tư nước ngoài nên đầu tư vào Việt Nam?

Việt Nam là thị trường lớn thứ ba tại Đông Nam Á. Quốc gia này cũng đồng thời là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Có rất nhiều lý do để cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường hấp dẫn này.

Khung pháp lý vững chắc

 Song song với việc cải thiện và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, Việt Nam trong những năm vừa qua đã không ngừng nổ lực để tạo ra những cải cách to lớn để củng cố cho khung pháp lý của mình.

Hệ thống pháp lý của Việt Nam được đánh giá cao ở tính cởi mở trong môi trường đầu tư, sự minh bạch trong các chính sách đầu tư và rất nhiều sự khuyến khích, ủng hộ dành cho cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2020 là các văn bản chủ đạo để điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp và hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Các văn bản này cho phép các cá nhân được tự do tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh được phép, đồng thời nó cũng loại bỏ đi rất nhiều các thủ tục hành chính không cần thiết để giảm nhẹ gánh nặng cho các doanh nghiệp. Đối với đầu tư nước ngoài, các luật này cũng tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Tại sao nhà đầu tư nước ngoài nên đầu tư vào Việt Nam?

Ưu đãi về thuế

Việt Nam đưa ra rất nhiều ưu đãi về thuế cho các  tổ chức kinh doanh tại quốc gia này. Các dự án đầu tư mới đăng ký có thể được hưởng các ưu đãi về thuế căn cứ vào lĩnh vực, địa điểm và quy mô của dự án. 

Người nộp thuế đủ điều kiện để hưởng ưu đãi thuế có thể đạt được rất nhiều lợi ích từ Mức thuế suất ưu đãi và Kì miễn thuế. Chẳng hạn như đối với các dự án đầu tư có vị trí nằm trong các khu công nghiệp hoặc khu công nghệ cao thì nhà đầu tư có thẻ hưởng mức thuế suất ưu đãi lên đến 10% trong vòng 15 năm và được miễn thuế 4 năm liên tục kèm với việc được giảm 50% thuế trong 9 năm sau đó.

Các hiệp ước thương mại tự do

Việt Nam trong những năm vừa qua đã rất tích cực và chủ động tham gia vào rất nhiều hiệp định thương mại tự do, cả song phương lẫn đa phương. Một số hiệp định quan trọng có thể kể đến như: Hiệp định liên hiệp kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (20008); Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc (2015); Hiệp định tự do thương mại Việt Nam -Liên minh Châu Âu (2019)... 

Điều này không những giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới mà còn tạo ra một động lực to lớn để cho các nhà đầu tư từ các quốc gia phát triển hướng ý định đầu tư của họ vào thị trường Việt Nam.

Chi phí thành lập doanh nghiệp tương đối thấp

Không có yêu cầu về vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, bạn cần phải đưa ra một khoản tiền hợp lý để chứng minh khả năng tài chính của bạn đối với dự án đầu tư mà bạn muốn thực hiện tại Việt Nam. Ngoài ra số vốn mà bạn bỏ ra phải đủ để trang trải cho các chi phí hoạt động của dự án đầu tư cho đến khi việc kinh doanh của bạn mang lại lợi nhuận.

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 21 của Luật Đầu tư 2020, việc đầu tư tại Việt Nam sẽ diễn ra dưới các hình thức sau đây:

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

3. Thực hiện dự án đầu tư.

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Trong hoạt động tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài, NPLaw sẽ thực hiện các công việc sau đây:

- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và chính sách đầu tư tại Việt Nam;

- Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư;

- Tư vấn lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư;

- Tư vấn ngành nghề kinh doanh/mục tiêu dự án phù hợp với từng khu vực đầu tư theo nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài;

- Tư vấn chế độ kê khai thuế, chế độ kế toán, thủ tục mở tài khoản ngân hàng, mua hóa đơn cho doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài.

- Tư vấn thủ tục đăng ký tạm trú cho nhà đầu tư nước ngoài;

- Tư vấn hình thức đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

- Tư vấn thủ tục đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

- Tư vấn thủ tục thuê đất để thực hiện dự án đầu tư

- Tư vấn chính sách ưu đãi, hộ trợ đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

- Tư vấn lập dự án đầu tư, đăng ký chủ trương đầu tư cho nhà đầu tư

- Tư vấn hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

- Tư vấn thủ tục cấp, điều chỉnh, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đầu tư, dự án đầu tư cho nhà đầu tư

Những khó khăn thường gặp khi đầu tư vào Việt Nam

Ngoài những thuận lợi nêu trên, việc đầu tư vào Việt Nam cũng gặp một số trở ngại nhất định.

Thuế doanh nghiệp cao đối với một số lĩnh vực đầu tư

Mặc dù mức thuế chung mà Việt Nam áp dụng cho các doanh nghiệp là 20%, tuy nhiên trong một số ngành nghề kinh doanh cụ thể, mức thuế này có thể cao hơn rất nhiều.

Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các công ty tiến hành các hoạt động liên quan đến việc khai thác mỏ, khí đốt và các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm khác sẽ phải chịu mức thuế trong khoảng từ 32 đến 50%, tùy theo địa điểm và tính chất của dự án.

Hạn chế đối với ngoại tệ

Vốn đầu tư bằng ngoại tệ bắt buộc sẽ phải chuyển đổi thành Việt Nam đồng, đơn vị tiền tệ chính thức tại Việt Nam. Ngoài ra các giao dịch khác của doanh nghiệp như mua bán cổ phiếu, thanh toán hợp đồng, dịch vụ, quảng cáo,... cũng đều phải được tiến hành trên cơ sở của đồng Việt Nam.

Những khó khăn thường gặp khi đầu tư vào Việt Nam

Các yều đối với việc thành lập doanh nghiệp

Nhà đầu tư phải chuẩn bị để đối mặt với rất nhiều yêu cầu trong việc thành lập công ty tại Việt nam. Chẳng hạn như, số vốn thực góp vào dự án đầu tư ít nhất phải là 10.000 USD, và phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, khoản tiền này có thể thấp hoặc cao hơn. 

Ngoài ra các thủ tục xin giấy phép cũng là một thử thách rất lớn dành cho các nhà đầu tư ở các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để được cấp giấy phép hoạt động trong những lĩnh vực này, nhà đầu tư thường sẽ phải trình ra rất nhiều giấy tờ bổ sung, chẳng hạn như giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp...

Trên đây là bài viết về Tư vấn đầu tư nước ngoài. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý toàn diện một cách chuyên nghiệp liên quan đến Đầu tư trong và ngoài nước; Doanh nghiệp; Bất động sản; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn soạn thảo, đàm phán thương lượng và hỗ trợ ký kết các Hợp đồng thương mại, Hợp đồng dịch vụ trong và nước ngoài; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con,.. Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên được đào tạo chuyên nghiệp, chúng tôi có đủ năng lực để tư vấn và hỗ trợ khách hàng thực hiện những thủ tục này.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan