Hiện nay, thực trạng kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội. Sự gia tăng của các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải công cộng. Tuy nhiên, ngành này cũng phải đối diện với nhiều vấn đề như hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, sự cạnh tranh từ các dịch vụ vận tải cá nhân như xe công nghệ và taxi, cũng như các quy định pháp lý phức tạp và thay đổi liên tục.
Vậy thực trạng liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định?
Hiện nay, nhu cầu kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định đang tăng mạnh do quá trình đô thị hóa nhanh chóng và sự phát triển kinh tế - xã hội. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng ngày càng mở rộng, kéo theo nhu cầu di chuyển của người dân giữa các khu vực nội và ngoại thành tăng cao. Bên cạnh đó, ngành du lịch bùng nổ cũng tạo ra nhu cầu lớn về vận tải hành khách giữa các điểm du lịch và các trung tâm đô thị. Hơn nữa, người dân ngày càng ưa chuộng phương tiện giao thông công cộng do chi phí hợp lý, an toàn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với việc sử dụng xe cá nhân. Tất cả những yếu tố này đã thúc đẩy nhu cầu phát triển dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định bao gồm:
Điều kiện chung:
+ Xe ô tô phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng.
+ Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông.
Điều kiện riêng đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
+ Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
+ Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT
+ Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
+ Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe. Phù hiệu cấp cho xe trung chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.
Điều kiện về tổ chức và nhân sự
+ Ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động (bao gồm cả lái xe, nhân viên phục trên xe) theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ vận tải an toàn lái xe định kỳ không quá 03 năm theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
+ Sử dụng lái xe kinh doanh vận tải phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng;
+ Lập, cập nhật đầy đủ quá trình hoạt động của lái xe vào lý lịch hành nghề người lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe với các thông tin tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.
+ Lập, cập nhật đầy đủ các nội dung quy định về quá trình hoạt động của phương tiện và lái xe thuộc đơn vị vào lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 việc cập nhật được thực hiện qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông vận tải.
+ Đảm bảo việc người lái xe thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc trong ngày không được quá 10 giờ trong một ngày, thời gian người lái xe liên tục không được quá 4 giờ và thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục tối thiểu là 15 phút.
Căn cứ Điều 18, 20 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì thủ tục hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định bao gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:
Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến bao gồm:
Bước 2: Nơi nộp hồ sơ:
Bước 3: Thời hạn giải quyết
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì yêu cầu đối với xe khi kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe buýt như sau:
- Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
- Phải có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
- Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ.
Bên cạnh đó cần phải tuân theo các quy định tại Điều 29 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGTVT, khoản 5 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT và khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT) cũng quy định một số điều đối với buýt kinh doanh vận tải theo tuyến cố định
Căn cứ điểm b khoản 12 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu xe thì Không được sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng (Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu) hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì điều kiện xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có bắt buộc có ghế ưu tiên. Ghế ưu tiên dành cho những nhóm khách hàng: người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn