Bản sao vi bằng là gì? Các trường hợp được xin cấp bản sao vi bằng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu.
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.
Bản sao vi bằng là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như vi bằng gốc.
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, cấp bản sao vi bằng được quy định xin cấp bản sao vi bằng trong 02 trường hợp sau:
- Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
- Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP để được cấp bản sao thì Văn phòng Thừa phát sẽ là người có thẩm quyền cấp.
Những đối tượng sau đây có thể yêu cầu cấp bản sao vi bằng theo Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP:
- Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cấp bản sao vi bằng để phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
- Người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
Tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng thì Theo đó, vi bằng được xem là một trong những nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Những văn bản đó có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Vì vậy hình thức công chứng được xem là có giá trị pháp lý cao hơn so với chứng thực và lập vi bằng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì khi yêu cầu cấp bản sao của vi bằng thì phải tốn phí 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.
Tại Điều 30 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT việc ủy quyền cho người khác xin cấp bản sao vi bằng hợp lệ.
Trên đây là những thông tin xoay quanh bản sao vi bằng. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về bản sao vi bằng, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn