Vấn đề liên quan đến việc cấp chứng chỉ hành nghề thú y luôn nhận được quan tâm của những cá nhân, tổ chức trong ngành. Thường những ai mong muốn hành nghề thú y luôn đặt nhiều câu hỏi xung quanh những vấn đề liên quan đến chứng chỉ hành nghề thú y như: thẩm quyền, trình tự, thủ tục,... cấp chứng chỉ. Vậy nói đến chứng chỉ hành nghề thú y cần lưu ý những vấn đề gì? Trong bài viết này hãy cùng NPLaw tìm hiểu và làm rõ về các vấn đề pháp lý liên quan cũng như các vướng mắc thường gặp trong việc xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y.
Căn cứ Điều 3, 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP thì đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền mà mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Một số quy định cụ thể về việc xử phạt đối với hoạt động không có chứng chỉ hành nghề thú y trong lĩnh vực thú y là:
Như vậy, nếu muốn hành nghề thú y, hoạt động trong lĩnh vực thú y thì bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp theo quy định của pháp luật tại Luật Thú y 2015 nếu không tùy theo loại hình hành nghề và mức độ vi phạm thì sẽ bị áp dụng chế tài nhất định theo quy định pháp luật.
Theo Điều 107 Luật Thú y 2015 quy định về các loại hình hành nghề thú y, theo đó bao gồm:
Thêm vào đó điểm a, khoản 1 Điều 108 Luật Thú y 2015 quy định về điều kiện hành nghề thú y đối với cá nhân là phải có Chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y.
Như vậy, có thể hiểu chỉ có một loại chứng chỉ hành nghề thú y nhưng căn cứ vào loại hình hành nghề thú y mà tại mục được phép hành nghề cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ sẽ ghi cụ thể, ví dụ : “Được phép hành nghề: Buôn bán thuốc thú y”,....
Căn cứ khoản 3 Điều 109 Luật Thú y 2015 trình tự thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y như sau:
Bước 1: Cá nhân có nhu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y, bao gồm:
Bước 2: Cá nhân có nhu cầu được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật này.
Bước 3: Nhận kết quả: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do..
Theo khoản 4 Điều 109 Luật Thú y 2015 quy định thời hạn của Chứng chỉ hành nghề thú y là 05 năm.
Căn cứ khoản 1 Điều 109 Luật Thú y 2015 thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y như sau:
Như vậy, có hai chủ thể có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y là Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh và Cục Thú y. Và việc xác định cụ thể chủ thể có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y sẽ tùy thuộc vào loại hình hành nghề thú y.
Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định có thể làm chứng chỉ hành nghề thú y online mà vẫn phải thực hiện làm, nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
Theo khoản 1 Điều 110 Luật Thú y 2015 quy định các trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
Theo khoản 1 Điều 112 Luật Thú y 2015 quy định các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn