Cách đặt tên công ty cổ phần đúng quy định?

Tên doanh nghiệp không phải một thuật ngữ xa lạ mà nó gắn liền với doanh nghiệp. Tuy nhiên chắc hẳn còn có nhiều người đặt ra câu hỏi hiểu đặt tên doanh nghiệp như thế nào là đúng quy định? Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ phân tích một số quy định về đặt tên công ty cổ phần theo quy định hiện nay.

Tên doanh nghiệp không chỉ là một từ hay một chuỗi ký tự đơn thuần mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định, phản ánh và gợi nhớ về bản sắc của doanh nghiệp. Nó là một phần không thể tách rời trong việc xây dựng thương hiệu và tạo dựng uy tín. Một cái tên độc đáo, dễ nhớ và phản ánh đúng bản chất của doanh nghiệp có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ đầu tiên trong tâm trí của khách hàng tiềm năng. Hiểu được tầm quan trọng đó, nhiều doanh nghiệp đã có những chiến lược xây dựng và bảo vệ đối với tên gọi của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, pháp luật hiện nay cũng đã xây dựng nhiều quy định về việc đặt tên doanh nghiệp để tạo dựng hành lang pháp lý, bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp đối với tên gọi của mình.

Tên doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành doanh nghiệp, gắn liền với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp đó. Theo quy định hiện nay, tên công ty cổ phần là tên đầy đủ được đăng ký khi thành lập doanh nghiệp và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty.

Có được thay đổi tên công ty cổ phần khi đã đặt không2. Có được thay đổi tên công ty cổ phần khi đã đặt không

Theo Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền “tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh”. Việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp đó. 

Tên doanh nghiệp là một nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể thay đổi tên công ty khi đã đặt theo nhu cầu của mình theo quy định trên.

Việc đặt tên công ty cổ phần phải tuân thủ theo Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 như sau: Tên tiếng việt của doanh nghiệp phải gồm hai thành tố theo thứ tự là: Loại hình doanh nghiệp, Tên riêng.

  • Loại hình doanh nghiệp đối với công ty cổ phần là: “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”.
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Vậy, doanh nghiệp cần đặt tên công ty cổ phần theo quy định nêu trên.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020, đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định là vi phạm quy định về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.

Vì vậy, nếu chủ sở hữu đặt tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác nhưng chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước thì cần lựa chọn tên doanh nghiệp khác phù hợp quy định pháp luật và định hướng của công ty. Trường hợp doanh nghiệp vẫn sử dụng tên gây nhầm lẫn thì có thể sẽ bị cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối hồ sơ theo quy định pháp luật.

Đặt tên công ty cổ phần bị trùng có được không?2. Đặt tên công ty cổ phần bị trùng có được không?

Khoản 1 Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020 quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp gồm “Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này”.

Việc đặt tên công ty cổ phần bị trùng với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký là vi phạm điều cấm của luật. Do đó, doanh nghiệp không được đặt tên công ty cổ phần bị trùng theo quy định nêu trên.

Theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020, những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp bao gồm:

  • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Do đó, khi đặt tên công ty cổ phần sẽ bị cấm đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn; sử dụng tên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc có các từ ngữ, ký hiệu như quy định nêu trên.

Khoản 4 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp như sau: “Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành”.

Việc treo bảng tên công ty phải được thực hiện sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

Như vậy, tên công ty phải được gắn tại trụ sở chính của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Theo Điều 28 Luật doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp là một nội dung được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này”.

Như vậy, khi thay đổi tên công ty cổ phần thì phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về đặt tên công ty cổ phần. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan