Trong quá trình mua sắm thường xuyên để phục vụ hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, việc chia nhỏ gói thầu luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ giới thiệu đến bạn đọc các quy định về việc chia nhỏ gói thầu hiện nay.
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động đấu thầu trở thành một phần không thể thiếu trong việc quản lý và sử dụng nguồn ngân sách công. Chia nhỏ gói thầu không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của các dự án mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho các hành vi tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Theo quy định của pháp luật đấu thầu, đơn vị sự nghiệp công lập không được phép chia nhỏ gói thầu với mục đích trái quy định. Việc chia nhỏ gói thầu trái quy định có thể làm giảm tính minh bạch và công bằng, giảm mức độ cạnh tranh trong lựa chọn nhà thầu, dẫn đến các rủi ro pháp lý và thiệt hại kinh tế.
Chia nhỏ gói thầu là một vấn đề pháp lý quan trọng trong lĩnh vực đấu thầu, liên quan đến việc phân chia dự án hoặc dự toán mua sắm thành các gói thầu nhỏ hơn. Đây là việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu nhỏ trong quá trình tổ chức đấu thầu. Việc chia nhỏ gói thầu được thực hiện nhằm phục vụ cho mục đích quản lý dự án hiệu quả hơn, phù hợp với tính chất kỹ thuật hoặc tiến độ của gói thầu, với điều kiện phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
Một số điều kiện cơ bản để chia nhỏ gói thầu hiện nay như sau:
Việc chia nhỏ gói thầu cần tuân thủ một số điều kiện nêu trên để đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế.
Theo điểm l khoản 6 Điều 16 Luật đấu thầu 2023 về các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu gồm có: “Chia nhỏ dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu nhằm mục đích chỉ định thầu; chia dự án, dự toán mua sắm nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu”.
Như vậy, việc chia nhỏ gói thầu để thực hiện chỉ định thầu là hành vi bị cấm trong Luật đấu thầu hiện nay.
Theo quy định của Luật Đấu thầu, các đơn vị sự nghiệp công lập được phép thực hiện hoạt động mua sắm thường xuyên để đáp ứng nhu cầu hoạt động, nhưng không được phép chia nhỏ gói thầu nhằm vi phạm quy định về đấu thầu. Theo điểm l khoản 6 Điều 16 Luật đấu thầu 2023 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu bao gồm: “Chia nhỏ dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu nhằm mục đích chỉ định thầu; chia dự án, dự toán mua sắm nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu”.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập được chia nhỏ gói thầu mua sắm thường xuyên và cần tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật, bảo đảm các hoạt động mua sắm đều được thực hiện công khai, minh bạch và đúng theo quy định.
Điểm l khoản 6 Điều 16 Luật đấu thầu 2023 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu bao gồm: “Chia nhỏ dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu nhằm mục đích chỉ định thầu; chia dự án, dự toán mua sắm nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu”.
Như vậy, chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu là hành vi bị nghiêm cấm.
Theo Điều 16 Luật đấu thầu 2023, quy định hiện nay không cấm việc chia nhỏ gói thầu mua sắm thường xuyên. Do đó, đơn vị sự nghiệp công lập được phép chia nhỏ gói thầu mua sắm thường xuyên, không trái với quy định Luật đấu thầu 2023.
Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định chia nhỏ gói thầu hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn