Chuyển nhượng cổ phần là một trong những hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Quá trình này giúp các doanh nghiệp có thể tăng vốn, thay đổi cơ cấu cổ đông, hoặc thoái vốn khỏi các lĩnh vực không hiệu quả. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phần cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu thông tin chuyển nhượng cổ phần thông qua bài viết dưới đây:
Nhu cầu chuyển nhượng cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam là một vấn đề được nhiều người quan tâm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động. Chuyển nhượng cổ phần có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như tăng vốn, mở rộng thị trường, hợp tác chiến lược, nâng cao năng lực quản trị và cạnh tranh. Tuy nhiên, chuyển nhượng cổ phần cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro, như mất quyền kiểm soát, xung đột lợi ích, giảm uy tín, thủ tục pháp lý phức tạp.
Cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty thành các phần bằng nhau theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020.
Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại phần góp vốn, vốn góp của mình cho một cổ đông khác.
Các loại cổ phần được phép chuyển nhượng bao gồm cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại. Các phương thức chuyển nhượng cổ phần bao gồm chuyển nhượng trực tiếp thông qua các hình thức giao dịch như mua bán, tặng cho, thừa kế… và chuyển nhượng gián tiếp thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Nguyên tắc chuyển nhượng cổ phần như sau: Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ một số trường hợp hạn chế theo quy định.
Các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần gồm:
Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
Việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông được thực hiện theo trình tự như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Căn cứ Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020, nhà đầu tư nhỏ lẻ không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC, thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần cần đóng thuế.
Căn cứ Khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, việc chuyển nhượng cổ phần được thể hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Là một hợp đồng mua bán tài sản, hai bên hoàn toàn có quyền tự do quyết định giá mua bán của cổ phần theo quy định tại Điều 433 Bộ luật Dân sự 2015.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về chuyển nhượng cổ phần mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn