Có phải hòa giải trước khi thực hiện tranh chấp lối đi không?

Tranh chấp về lối đi chung xảy ra ngày càng nhiều. Vậy có được khởi kiện liên quan tranh chấp lối đi không? Có cần phải triệu tập tất cả người cùng sử dụng lối đi đó để tham gia tranh chấp lối đi không? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về tranh chấp lối đi trong bài viết dưới đây.

Thực trạng tranh chấp lối đi hiện nay

I. Thực trạng tranh chấp lối đi hiện nay

Hiện nay, việc tranh chấp lối đi chung xảy ra ngày càng nhiều. Không chỉ xuất phát từ việc mở lối đi chung mà còn do lấn chiếm giữa các chủ sử dụng đất liền kề với nhau mà không hề có sự thỏa thuận. Tranh chấp lối đi chung rất phổ biến trong đời sống nhưng lại ít người biết được hướng giải quyết của chúng. Pháp luật hiện nay không quy định hay giải thích thế nào là lối đi chung. Tuy nhiên trên thực tế, lối đi chung có thể hiểu là phần diện tích đất được sử dụng làm lối đi chung của nhiều hộ gia đình hoặc nhiều chủ sử dụng các thửa đất khác nhau, để đi ra đường giao thông công cộng.

II. Quy định pháp luật về tranh chấp lối đi

1. Định nghĩa tranh chấ p lối đi

Pháp luật hiện hành không có quy định về khái niệm thế nào là lối đi chung.

Tranh chấp lối đi chung được hiểu là tranh chấp giữa các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức với nhau về việc chủ thể nào có quyền sử dụng đất đối với lối đi chung đó.

Định nghĩa tranh chấp lối đi

2. Có được khởi kiện  liên quan tranh chấp lối đi không?

Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không thành thì đương sự có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết.

Theo đó, cá nhân có quyền khởi kiện liên quan đến tranh chấp lối đi trong trường hợp tranh chấp lối đi đã được hòa giải tại ủy ban nhân dân xã mà không thành. 

3. Có phải hòa​​​​​​​ giải trước khi thực hiện tranh chấp lối đi không?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định hướng dẫn về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật như sau:

“2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Theo đó, khi thực hiện tranh chấp lối đi việc cần phải hòa giải là điều kiện bắt buộc trước khi khởi kiện.

III. Một số thắc mắc về tranh chấp lối đi

1. Có cần phải triệu tập tất cả người cùng sử dụng lối đi đó để tham gia tranh chấp lối đi khô ng?

Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự mà không bắt buộc phải triệu tập tất cả người cùng sử dụng lối đi đó để tham gia tranh chấp lối đi. 

Nếu sau khi có kết quả của Tòa về việc tranh chấp lối đi nhưng một bên không được Tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện vẫn cản trở thì phải làm sao?

2. Nếu sau khi có kết quả của Tòa về việc tranh chấp lối đi nhưng một bên không được Tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện vẫn cản trở thì phải làm sao?

Theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định như sau:

"5. Trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.

Nếu họ từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.

Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, trông giữ, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng và thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận khoản tiền đó. Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, người tổ chức cưỡng chế tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu hủy."

Theo đó, nếu sau khi có kết quả của Tòa về việc tranh chấp lối đi nhưng một bên không được Tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện vẫn cản trở thì có thể bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật.

3. Nếu không tự nguyện tháo dỡ hàng rào xây dựng lấn chiếm lối đi chung thì có cưỡng chế thi hành được không?

Theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định như sau:

"5. Trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.

Nếu họ từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.

Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, trông giữ, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng và thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận khoản tiền đó. Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, người tổ chức cưỡng chế tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu hủy."

Theo đó, nếu không tự nguyện tháo dỡ hàng rào xây dựng lấn chiếm lối đi chung thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật.

4. Cá nhân xây tường rào bê tông B40 bao quanh lối đi chung gây ảnh hưởng đến đi lại của những hộ gia đình khác bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 1 và khoản 4 Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi xây tường rào bê tông B40 bao quanh lối đi chung gây ảnh hưởng đến đi lại của những hộ gia đình khác bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối.

Theo đó, cá nhân xây tường rào bê tông B40 bao quanh lối đi chung gây ảnh hưởng đến đi lại của những hộ gia đình khác thì bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

 Hòa giải trong trường hợp một hộ dân xây tường rào làm mất lối đi chung của 6 hộ dân khác, có 1 bên không chịu thì giải quyết thế nào?

5. Hòa giải trong trường hợp một hộ dân xây tường rào làm mất lối đi chung của 6 hộ dân khác, có 1 bên không chịu thì giải quyết thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì trong trường hợp một hộ dân xây tường rào làm mất lối đi chung của 6 hộ dân khác, có 1 bên không chịu thì sẽ giải quyết như sau:

  • Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Theo đó, trong trường hợp một hộ dân xây tường rào làm mất lối đi chung của 6 hộ dân khác, đã tiến hành hòa giải nhưng 1 bên vẫn không đồng ý với kết quả hòa giải thì UBND xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan tranh chấp lối đi

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về tranh chấp lối đi uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về tranh chấp lối đi. Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về tranh chấp lối đi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp