Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc thành lập các công ty nước ngoài tại Việt Nam trở thành một xu hướng phổ biến. Một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của các công ty này chính là con dấu – một yếu tố pháp lý không thể thiếu trong các giao dịch và hoạt động kinh doanh.
Bài viết này NPLAW sẽ phân tích các quy định liên quan đến con dấu của công ty nước ngoài tại Việt Nam, từ đó giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các yêu cầu pháp lý cần tuân thủ để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và hiệu quả.
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.
Như vậy, có thể hiểu: Con dấu công ty nước ngoài là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của công ty nước ngoài.
Công ty FDI: Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), con dấu phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Doanh nghiệp FDI sẽ cần thực hiện thủ tục phải thực hiện đăng ký mẫu con dấu tại cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo Điều 10 Nghị định 99/2016/NĐ-CP.
Công ty 100% Việt Nam: Con dấu của công ty 100% Việt Nam không phải tiến hành thủ tục đăng ký mẫu con dấu.
Về hình thức và nội dung của con dấu
Công ty FDI: Con dấu của công ty FDI có thể có hình thức và nội dung phức tạp hơn. Thông thường, con dấu của công ty FDI sẽ bao gồm tên công ty bằng tiếng Việt và tên công ty bằng tiếng nước ngoài.
Công ty 100% Việt Nam: Con dấu của công ty Việt Nam thường đơn giản hơn, chỉ bao gồm tên đầy đủ của công ty, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính mà không cần phải ghi thêm thông tin về quốc tịch hay tên gọi bằng tiếng nước ngoài.
Công ty FDI: Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ quy định về mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam.
Công ty 100% Việt Nam: Con dấu của công ty Việt Nam chỉ được phép sử dụng trong phạm vi quốc gia và không có quy định về mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam.
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký con dấu, công ty có thể chọn một trong những đơn vị khắc dấu chuyên nghiệp và uy tín trên thị trường. Các đơn vị này có thể là:
Con dấu văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài được xem là con dấu của cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định 99/2016/NĐ-CP như sau:
+) Tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao được mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam để sử dụng, mẫu con dấu mang vào không được sử dụng các hình ảnh, biểu tượng, tên của Nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc vi phạm truyền thống lịch sử văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Trước khi sử dụng con dấu phải thực hiện đăng ký mẫu con dấu tại cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2016/NĐ-CP và hồ sơ đăng ký mẫu con dấu theo quy định tại khoản 10 Điều 13 Nghị định 99/2016/NĐ-CP.
+) Trường hợp tổ chức nước ngoài không mang con dấu vào Việt Nam mà đề nghị làm con dấu tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục đăng ký mẫu con dấu tại cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2016/NĐ-CP và hồ sơ đăng ký mẫu con dấu theo quy định tại khoản 10 Điều 13 Nghị định 99/2016/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định giao nộp con dấu và căn cứ điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về việc giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu thực hiện như sau: “Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trước khi nhận con dấu mới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải giao nộp con dấu đã được đăng ký trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu để thu hồi và hủy con dấu theo quy định.”.
Theo đó, thì trường hợp này Công ty nước ngoài tại Việt Nam làm con dấu mới phải nộp con dấu đã được đăng ký trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
Xin cấp lại mẫu dấu cho con dấu văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài được thực hiện theo Điều 11 Nghị định 99/2016/NĐ-CP gồm các bước:
Công ty nước ngoài là mất con dấu thì phải tiến hành thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan có thẩm quyền theo Khoản 3 Điều 15 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, được bổ sung bởi Điểm b Khoản 6 Điều 2 Nghị định 56/2023/NĐ-CP.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về con dấu công ty nước ngoài. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ Luật sư của chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn