DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH SẢN PHẨM NHANH NHẤT

Hiện nay hầu như trên tất cả các mặt hàng, hàng hóa mà chúng ta sử dụng đều có kèm mã số, mã vạch bên ngoài sản phẩm. Vậy chúng ta đã thực sự hiểu mã số, mã vạch sản phẩm là gì, ý nghĩa đằng sau các mã số, mã vạch sản phẩm và sâu hơn nữa là quy trình để đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm ra sao? Dưới đây NPlaw sẽ đi vào vào tìm hiểu những quy định liên quan đến mã số, mã vạch sản phẩm để người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

I. Thế nào là mã số, mã vạch sản phẩm

Mã số, mã vạch là những chữ số và mã vạch xuất hiện trên các sản phẩm bằng cách in, dán lên sản phẩm. Mã số, mã vạch sản phẩm được xem như sự minh chứng cho nguồn gốc xuất xứ và thông tin sản phẩm.

/upload/images/giay-phep/dang-ky-ma-vach-nhanh-min.png

 

Mã số là một dãy gồm một dãy số nằm ngay phía dưới của mã vạch. Mỗi loại hàng hóa sẽ có một mã số riêng, không trùng lặp nhằm để phân biệt được các loại hàng hóa và nguồn gốc, thông tin cụ thể về hàng hóa đó. Mã số còn là dãy số dùng để phân biệt hàng hóa của từng vùng, từng quốc gia.

Mã vạch luôn kèm với mã số, mã vạch được thể hiện là một đoạn mã được mã hóa thành những vạch thẳng đứng, có độ đậm nhạt dài ngắn khác nhau, giữa các vạch có các khoảng trống với khoảng cách khác nhau. Sự sắp xếp các mã và cách khoảng trống đều được mã hóa sao cho máy đọc mã vạch đọc được mã số và thông tin mã vạch.

II. Lợi ích khi đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm

Mã số, mã vạch sản phẩm ra đời đã giúp các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng có những thuận tiện trong quá trình phát triển kinh doanh cũng như quá trình mua bán:

- Mã số, mã vạch sản phẩm ra đời sẽ dễ dàng hơn cho doanh nghiệp khi họ có thể thuận lợi trong việc quản lý được số lượng hàng hóa của mình (số hàng bán đi, số hàng tồn kho), quản lý được giá cả sản phẩm thông qua các phương tiện như máy tính, máy đọc mã vạch, điện thoại mà không cần dùng đến sổ sách ghi chép bằng tay tốn thời gian và nhân lực.

- Khi các doanh nghiệp đưa hàng hóa của mình vào thị trường, đặc biệt là các cửa hàng tiện lợi, siêu thị thì bắt buộc hàng hóa của doanh nghiệp phải có mã số, mã vạch sản phẩm. Như vậy thì các nơi bán lẻ này mới có thể quản lý được các sản phẩm của doanh nghiệp bởi hiện nay có vô số mặt hàng tiêu dùng nếu không có mã vạch sẽ gây khó khăn trong trong quá trình quản lý và bán hàng.

- Mã số, mã vạch sản phẩm giúp quá trình kiểm kê và tính toán hàng hóa được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và nhận lực làm việc, tăng hiệu suất làm việc.

- Mã số, mã vạch sản phẩm là phương pháp hạn chế được rủi ro và sai sót lớn nhất trong khâu quản lý bởi nó được quản lý bởi các thiết bị điện tử mà không cần ghi chép bằng tay.

- Mã số, mã vạch sản phẩm còn đem lại sự thuận tiện cho khách hàng khi họ có thể sử dụng các ứng dụng đọc mã vạch trên điện thoại để tra cứu thông tin về sản phẩm mà mình muốn mua, tạo dựng uy tín đối với khách hàng.

III. Các loại mã vạch khi đăng ký mã vạch sản phẩm

Trước khi doanh nghiệp muốn đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm, cần phải hiểu rõ về các loại mã vạch sản phẩm. Mã vạch có 02 loại chủ yếu là mã vạch 1D và mã vạch 2D.

Mã vạch 1D bao gồm các mã sau:

- Mã UPC

- Mã EAN

- Mã Code 39

- Mã Code 128

- Mã vạch ITF (Interleaved 2 of 5)

- Mã Codabar

- Mã vạch 93

- Mã vạch MSI Plessey

Mã vạch 2D bao gồm các mã sau:

- MÃ QR Code

- Mã ma trận 

- Data Matrix

- Mã vạch PDF417

- AZTEC

Mã vạch 1D và mã vạch 2D khác nhau đầu tiên là về hình dạng, mã vạch 1D có hình chữ nhật, ngang còn mã vạch 2D có hình vuông hoặc hình tròn. Mã vạch 1D dùng chủ yếu cho lĩnh vực bán lẻ, chăm sóc sức khỏe, giao thông vận tải còn mã vạch 2D được dùng trong các lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị, điện tử, kỹ thuật, ô tô, hàng không vũ trụ.

IV. Hồ sơ, thủ tục đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm

1.  Hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm bao gồm:

- Đơn đăng ký mã số, mã vạch (theo mẫu của Nghị định 13/2022/NĐ-CP);

- Bảng kê danh mục các sản phẩm sẽ đăng ký mã số mã vạch;

- Giấy ủy quyền ( nếu người được ủy quyền đi nộp hồ sơ);

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể (bản sao công chứng).

2. Thủ tục đăng ký

Đối tượng muốn đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm cần tiến hành các bước sau để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền:

Bước 1: Chuẩn bị 02 bộ hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm  đã nêu trên

Bước 2: Tiến hành kê khai hồ sơ qua cổng thông tin điện tử

Đối tượng nộp hồ sơ sẽ truy cập vào Cổng thông tin điện tử http://vnpc.gs1.org.vn/. để kê khai thông tin hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch.

Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ

Sau khi đã kê khai qua cổng thông tin điện tử, người nộp hồ sơ sẽ tiến hành nộp tại  Văn phòng GS1 thuộc  Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bằng cách nộp qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Kèm theo đó người nộp hồ sơ sẽ phải nộp phí cho năm đầu tiên bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt.

Bước 4: Nhận mã số, mã vạch

Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ và đóng đầy đủ các phí, Văn phòng GS1 sẽ thông báo đến người nộp hồ sơ kết quả mã số và mã vạch sau từ 05-07 ngày làm việc.

Bước 5: Tiến hành kê khai thông tin sản phẩm

Người nộp hồ sơ tiếp tục quay lại Cổng thông tin điện tử http://vnpc.gs1.org.vn/. để kê khai thông tin của sản phẩm cần dán mã vạch. Mã số, mã vạch của các sản phẩm sau khi đax điền thông tin cần phải được phát hành và công bố trên hệ thống.

Bước 6: Nhận giấy chứng nhận mã số, mã vạch 

Sau 01 tháng từ ngày được cấp mã số, mã vạch và đã tiến hành kê khai thông tin sản phẩm thì người nộp hồ sơ sẽ đến văn phòng GS1 để nhận Giấy chứng nhận mã số, mã vạch bản gốc.

/upload/images/giay-phep/giay-chung-nhan-ma-vach-min.png

V. Giải đáp thắc mắc về mã số, mã vạch sản phẩm

1. Mã vạch nào được sử dụng phổ biến hiện nay?

Như đã liệt kê ở mục III, có 8 mã vạch 1D và 5 mã vạch 2D. Vậy với nhiều mã vạch như vậy thì những mã nào được dùng phổ biến nhất trong hoạt động đời sống tiêu dùng nhất? Mã vạch 1D được sử dụng nhiều nhất hiện nay là: Mã UPC, Mã EAN,  Mã Code 39,  Mã Code 128. Mã vạch 2 D được sử dụng nhiều nhất hiện nay là mã QR code và mã Data Matrix.

2. Có được chuyển nhượng mã số, mã vạch không?

Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 19b Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP như sau:”Không bán, chuyển nhượng quyền sử dụng mã số, mã vạch cho tổ chức khác”. Theo đó thì các tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận mã số, mã vạch không được chuyển nhượng mã số, mã vạch bởi mỗi tổ chức đều phải tự nộp hồ sơ đăng ký và  được Văn phòng GS1 phê duyệt và cấp mã số, mã vạch.

3, Trường hợp sản phẩm mà ghi mã số mã vạch khi chưa được đăng ký sẽ bị xử phạt như thế nào ?

Theo điểm a Khoản 2 Điều 32 Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã quy định phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có sử dụng mã số, mã vạch sản phẩm có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch.

VI. Dịch vụ tư vấn và đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm

Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú - NPlaw với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn đầy kinh nghiệm, tiến hành cung cấp dịch vụ tư vấn các quy định liên quan đến đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm:

- Tư vấn cho khách hàng lợi ích của việc sử dụng mã số, mã vạch sản phẩm;

- Chuẩn bị hồ sơ cho khách hàng;

- Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục kê khai, nộp phí liên quan;

- Theo dõi quá trình nhận kết quả và tiến hành nhận giấy chứng nhận cho khách hàng.

- Giải đáp những thắc mắc liên quan đến mã số, mã vạch sản phẩm.

Như vậy, mã số, mã vạch sản phẩm là một phương thức đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để có thể quản lý được hàng hóa, giúp cho quá trình kinh doanh, mua bán của các tổ chức, cá nhân được hiện đại hóa và đạt hiệu suất cao. Khách hàng có nhu cầu đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm hãy liên hệ đến NPlaw để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotlivnne: 0913449968

Email: legal@nplaw.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan