Những năm gần đây, nghề khai thác biển ngày một nhiều, nhưng nguồn lợi hải sản thì ngày càng cạn kiệt trước sự khai thác tận diệt của con người. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam đã đề ra những quy định pháp luật nghiêm ngặt trong việc xin giấy phép khai thác thuỷ sản.
Tình trạng tàu cá vi phạm ngư trường khai thác vẫn còn tồn tại, tàu cá của tỉnh bị bắt giữ, xử phạt ở nước ngoài còn nhiều gây thiệt hại về người và của, làm giảm hiệu quả sản xuất và giảm uy tín nghề cá của nhiều tỉnh cũng như cả nước đối với các nước nhập khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam. Đây cũng là vấn đề nan giải trong việc tháo gỡ thẻ vàng cho nghề cá nước ta về việc đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định
Nguồn lợi thủy sản tại vùng biển đang có nguy cơ cạn kiệt do các tàu hoạt động nghề cấm còn tồn tại, chủ yếu tập trung khai thác khu vực gần bờ, tác động lớn đến nguồn lợi ven bờ. Với các nghề mang tính hủy diệt, ngư cụ có tính chọn lọc thấp, làm tàn phá môi trường đáy biển, ảnh hưởng đến các bãi đẻ, nơi cư trú của động, thực vật thủy sinh. Việc sử dụng mắt lưới có kích thước nhỏ hơn quy định cũng là nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản.
Quy định của pháp luật về Giấy phép khai thác thuỷ sản như sau:
Thủy sản được biết đến là những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người thực hiện khai thác, nuôi trồng, thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc được con người bày bán trên thị trường.
Khai thác thủy sản được hiểu chính là những hoạt động của con người, thông qua các ngư cụ, ngư thuyền nhằm mục đích chính đó là để có thể khai thác nguồn lợi thủy sản.
- Kết quả điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản;
- Xu hướng biến động nguồn lợi thủy sản;
- Tổng sản lượng thủy sản tối đa cho phép khai thác bền vững;
- Cơ cấu nghề, đối tượng khai thác, vùng biển khai thác;
- Trường hợp khai thác loài thủy sản di cư xa hoặc loài thủy sản có tập tính theo đàn phải căn cứ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 49 Luật Thủy sản 2017 và sản lượng cho phép khai thác theo loài. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định loài được quy định.
Theo khoản 1 Điều 50 Luật Thuỷ sản 2017 thì cá nhân, tổ chức khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản. Như vậy, đối với tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có chiều dài từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản
Căn cứ Điều 50 Luật Thuỷ sản 2017 quy định điều kiện cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản như sau:
Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
- Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
- Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
- Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
- Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
- Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP trình tự xin cấp Giấy phép khai thác thủy sản được tiến hành như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;
- Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.
Bước 2: Trong thời hạn 06 ngày làm việc (đối với cấp mới) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;Trong trường hợp không cấp, cấp lại cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mẫu giấy phép khai thác thủy sản sẽ nêu rõ những thông tin về: tên chủ tàu, địa chỉ thường trú của chủ tàu, số điện thoại liên hệ của chủ tàu, số đăng ký tàu cá, cảng cá đăng ký cập tàu, sản lượng được phép khai thác: tấn/năm (nếu có), được phép đánh bắt nguồn lợi thủy sản, hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản (Trường hợp cấp phép cho tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản thì xóa bỏ nội dung hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản; trường hợp cấp phép cho tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản thì xoá bỏ nội dung đánh bắt nguồn lợi thủy sản).
Căn cứ khoản 5 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 có quy định Giấy phép khai thác thủy sản bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;
- Khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam;
- Tàu cá đã xóa đăng ký;
- Không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, khi tàu cá bị xóa đăng ký thì Giấy phép khai thác thủy sản cũng sẽ bị thu hồi.
Căn cứ tại Khoản 6 Điều 50 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì thời hạn của Giấy phép khai thác thuỷ sản được quy định:
- Thời hạn của giấy phép cấp lần đầu, cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp;
- Thời hạn của giấy phép được cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.
4. Giấy phép khai thác thuỷ sản hết hạn có xin cấp lại được không?
Khoản 4 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định Giấy phép khai thác thủy sản được cấp lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, hư hỏng;
- Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy phép; cảng cá đăng ký;
- Giấy phép hết hạn.
Như vậy, Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn sẽ tiến hành thủ tục xin cấp lại theo quy định pháp luật.
5. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản?
Căn cứ Điều 51 Luật Thuỷ sản 2017 quy định rõ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác thủy sản nên cũng đồng thời là Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản.
Trên đây là những thông tin xoay quanh thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn