Điều kiện để sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần

 

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang có sự lựa chọn sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần với mục đích phát triển doanh nghiệp, mở rộng thị trường. Vậy điều kiện để sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được quy định. 

Thực trạng sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần

I. Thực trạng sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần

Sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) vào công ty cổ phần (Cổ phần) là một hình thức sáp nhập phổ biến tại Việt Nam. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2016-2022, có khoảng 20% các vụ sáp nhập, mua lại  tại Việt Nam là sáp nhập công ty TNHH vào công ty Cổ phần.

II. Quy định pháp  luật về sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần

Quy định pháp luật về sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần như sau: 

1. Sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần là gì

Căn cứ khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc sáp nhập công ty như sau: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Như vậy, Sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) vào công ty cổ phần (Cổ phần) là một hình thức sáp nhập doanh nghiệp, theo đó một hoặc một số công ty TNHH (công ty bị sáp nhập) được hợp nhất vào một công ty Cổ phần (công ty nhận sáp nhập).

 

2. Điều kiện để sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần

Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020 quy định điều kiện để sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần như sau: 

- Các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Thủ tục sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần

Căn cứ khoản 2 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020 quy định thủ tục sáp nhập như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên; địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên; địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức; thủ tục; thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản; chuyển đổi phần vốn góp; cổ phần; trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp; cổ phần; trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập công ty; doanh nghiệp.

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định

Bước 4: Các công việc phải làm sau khi sáp nhập DN

Sau khi sáp nhập DN, công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

 Cách xử lý tài sản khi sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần

4. Cách  xử lý tài sản khi sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần

Qua rà soát, hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, chi tiết về xử lý tài sản khi sáp nhập công ty. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm làm việc thực tế thì việc xử lý tài sản khi sáp nhập công ty được tiến hành như sau:

Xử lý tài sản đối với công ty bị sáp nhập

Công ty bị sáp nhập là công ty sẽ chính thức biến mất khỏi thị trường, vấn đề xử lý tài sản khi sáp nhập công ty sẽ thực hiện như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo đó, sau khi có quyết định sáp nhập, công ty bị sáp nhập phải có trách nhiệm khóa sổ kế toán và thực hiện các công ty dưới đây:

Kiểm kê tài sản và giá trị tài sản

Công ty bị sáp nhập phải tiến hành kiểm kê, xác định số lượng, chất lượng và giá trị tài sản thực tế mà công ty đang quản lý và sử dụng.

Phân loại tài sản đã kiểm kê theo các nhóm như: Tài sản cần dùng, tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý,...:

  • Những tài sản thiếu, hao hụt, mất mát, hư hỏng, kém phẩm chất phải xác định rõ nguyên nhân. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất là tập thể hoặc cá nhân phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bị sáp nhập quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
  • Những tài sản đã mua bảo hiểm, nếu tổn thất thì sẽ xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
  • Khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản thiếu hụt và số tiền bồi thường được hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty bị sáp nhập.
  • Đối với giá trị tài sản thừa mà không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu thì hạch toán vào thu nhập của công ty bị sáp nhập.

Việc kiểm kê tài sản phải được lập thành biên bản kiểm kê trước khi sáp nhập.

Lập danh sách công nợ

Công ty bị sáp nhập phải lập danh sách chi tiết các chủ nợ, khách nợ, đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, lập bản kê chi tiết đối với từng loại công nợ:

  • Khoản nợ phải thu: Xác định cụ thể nợ phải thu có khả năng thu hồi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Khoản nợ không có khả năng thu hồi phải xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể hay cá nhân để xử lý bồi thường. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bị sáp nhập quyết định mức bồi thường. Lưu ý, chênh lệch giữa giá trị nợ phải thu không có khả năng thu hồi với tiền bồi thường được bù đắp bằng dự phòng nợ phải thu khó đòi, nếu thiếu hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty bị sáp nhập.
  • Nợ phải trả: Xác định cụ thể các khoản nợ phải trả trong hạn, nợ phải trả đã quá hạn trả, các khoản nợ phải trả nhưng không phải trả. Lưu ý, nợ phải trả nhưng không phải trả thì hạch toán vào thu nhập của công ty bị sáp nhập.

 

III. Giải đáp một số câu  hỏi về sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần

1. Sáp nhập công ty TNHH có phải là chuyển toàn bộ tài sản qua công ty cổ phần hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

“Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Như vậy, theo quy định trên thì sáp nhập công ty là việc chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp từ công ty này sang công ty khác.

Khi chấm dứt tồn tại của công ty TNHH bị sáp nhập thì có chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty đó hay không?

2. Khi chấm dứt tồn tại của công ty TNHH bị sáp nhập thì có chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty đó hay không?

Căn cứ Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập như sau:

- Sau khi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập được cấp đăng ký doanh nghiệp, công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập chuyển sang tình trạng pháp lý đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế.

- Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trước khi chấm dứt tồn tại của các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 

Như vậy, khi chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập thì Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị sáp nhập trước khi chấm dứt tồn tại của các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Ngườ i lao động của công ty TNHH bị sáp nhập sẽ giải quyết thế nào?

Theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động 2019 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

- doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

- Người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua.

- 47 của Bộ luật này.

Theo đó, trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định. Như vậy, trường hợp công ty sáp nhập vào công ty khác mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì công ty phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn vào công ty cổ phần, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan