ĐIỀU KIỆN ĐỂ XIN GIẤY PHÉP SẢN XUẤT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Thực phẩm chức năng hiện nay có nhiều loại, nhằm mục đích tăng cường sức khỏe cho con người. Việc phân phối hay sản xuất thực phẩm chức năng phải đáp ứng các quy định của luật và phải được cấp giấy phép. Vậy điều kiện để xin cấp giấy phép sản xuất thực phẩm chức năng là gì?

/upload/images/co-quan-tham-quyen-min.png

I. Thực trạng sản xuất thực phẩm chức năng hiện nay

Thực phẩm chức năng là thực phẩm hỗ trợ các chức năng trong cơ thể nhưng không phải là thuốc, tuy nhiên nó cũng cần phải trải qua kiểm nghiệm và được cấp giấy phép sản xuất. Nhà nước ta cũng đã ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn và kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng để đảm bảo các thực phẩm chức năng không được sản xuất bừa bãi, gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên vẫn có nhiều cá nhân, tổ chức vì trục lợi mà vi phạm pháp luật, kinh doanh, sản xuất thực phẩm chức năng không có giấy phép.

II. Điều kiện để sản xuất thực phẩm chức năng

1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ pháp lý về điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng được quy định tại Thông tư 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

2. Điều kiện để xin cấp giấy phép sản xuất thực phẩm chức năng

Để sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, chủ thể muốn kinh doanh, sản xuất phải đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 4 Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế (Sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế) như sau:

- Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng được bố trí bởi nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng;

- Cơ sở vật chất như khu vực sản xuất sản phẩm (tường, trần, nền nhà..), kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, ẩm mốc, rạn nứt;

- Các trang thiết bị và dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm phải dễ làm vệ sinh đảm bảo không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây ô nhiễm đối với thực phẩm chức năng;

- Cơ sở phải có ủng, giày, dép sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;

- Bảo đảm không có động vật và côn trùng gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất thực phẩm và kho chứa thực phẩm hay nguyên liệu thực phẩm, không được sử dụng hóa chất diệt côn trùng, chuột, động vật gây hại trong khu vực sản xuất hay kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;

- Không được bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác với việc sản xuất thực phẩm trong cơ sở kinh doanh phụ gia và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

- Những người trực tiếp sản xuất và kinh doanh bắt buộc được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đồng thời được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh lây nhiễm như thương hàn, tả, lỵ, viêm gan A, E, lao phổi, viêm da nhiễm trùng, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

/upload/images/san-xuat-thuc-pham-chuc-nang-min.png

III. Quy định của pháp luật về sản xuất thực phẩm chức năng

1. Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất thực phẩm chức năng

Theo Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

- Hồ sơ gồm có:

+Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ thể xin cấp giấy phép nộp đến cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận.

2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất thực phẩm chức năng

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010, theo đó Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

/upload/images/xin-cap-giay-phep-san-xuat-thuc-pham-chuc-nang-min.png

IV. Giải đáp các thắc mắc liên quan đến kinh doanh thực phẩm chức năng

1. Có trường hợp nào cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà vẫn hợp pháp?

Theo "khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP" quy định về các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm: các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định, sơ chế nhỏ lẻ, kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh bao gói sẵn, sản xuất, kinh doanh dụng cụ, chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói, nhà hàng trong khách sạn, kinh doanh đường phố, bếp ăn tập thể.

- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

2. Chế độ kiểm nghiệm định kỳ về chất lượng đối với sản phẩm thực phẩm chức năng được pháp luật quy định như thế nào?

Việc kiểm nghiệm định kỳ đối với thực phẩm chức năng được quy định theo Điều 5 Thông tư 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Các hoạt chất trong thực phẩm chức năng có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm và các đơn vị kiểm nghiệm trong nước thực hiện kiểm nghiệm được thì phải định lượng hoạt chất chính đó trong sản phẩm.

- Hoạt chất chính mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước chưa có phương pháp thử, mẫu chuẩn để kiểm nghiệm định lượng được thì yêu cầu công bố hàm lượng thành phần có chứa hoạt chất chính trong hồ sơ công bố.

3. Thời gian để cấp giấy phép sản xuất thực phẩm chức năng là bao lâu?

Theo Khoản 2 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 thì thời gian để cấp giấy phép sản xuất thực phẩm chức năng là kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

4. Sản xuất thực phẩm chức năng cần những lưu ý nào?

Như vậy để sản xuất thực phẩm chức năng cần phải đáp ứng được cấp các giấy phép về sản xuất và giấy phép để đảm bảo việc sản xuất đáp ứng đúng các quy định của luật về thực phẩm chức năng.

V. Dịch vụ tư vấn liên quan đến sản xuất thực phẩm chức năng

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan đến sản xuất thực phẩm chức năng. Đội ngũ luật sư chúng tôi thực hiện tư vấn và hỗ trợ thủ tục xin cấp giấy phép, tư vấn những thắc mắc trong quá trình hoạt động của cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng.

Như vậy, sản xuất thực phẩm chức năng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp quý khách hàng cần tư vấn liên quan đến vấn đề sản xuất thực phẩm chức năng.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan