Việt Nam, với vị trí địa lý chiến lược và môi trường kinh doanh thuận lợi, đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Sự tăng trưởng kinh tế ổn định và chính sách mở cửa của Việt Nam đã tạo điều kiện cho việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Quá trình thành lập doanh nghiệp không chỉ đơn giản là việc đăng ký kinh doanh mà còn liên quan đến việc nắm vững các quy định pháp lý, điều kiện về tiếp cận thị trường.
Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và một trong những nguồn đầu tư quan trọng đến từ Trung Quốc. Sự tăng trưởng này không chỉ phản ánh mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa hai quốc gia mà còn cho thấy Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế.
Thành lập công ty vốn Trung Quốc tại Việt Nam đang trở thành xu hướng trong bối cảnh thị trường kinh tế đang mở cửa và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng do yêu cầu pháp lý và thủ tục phức tạp. Nhà đầu tư Trung Quốc cần tuân thủ các quy định về lĩnh vực đầu tư, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và an ninh trật tự, và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý và thông tin cần thiết để thành lập công ty.
Căn cứ Điều 9, điểm b khoản 1 Điều 22, khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020, để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc tại Việt Nam, bạn cần tuân thủ các điều kiện sau:
Theo khoản 6 Điều 40 Luật Đầu tư 2020, vốn đầu tư bao gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động. Pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các thủ tục huy động vốn mà tùy theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc có thể kê khai vốn điều lệ bằng vốn đầu tư.
3. Bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam
Theo khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020, các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
Như vậy, thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Căn cứ Phụ lục I Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: 25 ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường; 59 ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc không được kinh doanh tất cả ngành nghề tại Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam không hiển nhiên mở cửa hoàn toàn trong tất cả các lĩnh vực. Các nhà đầu tư Trung Quốc cần tham khảo biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong Hiệp định về Thương mại dịch vụ giữa ASEAN và Trung Quốc.
Ví dụ như nhà đầu tư dự định hoạt động trong lĩnh vực “Dịch vụ xây dựng và dịch vụ kỹ thuật liên quan” (CPC 511, 512, 513, 514, 515, 516, 517, 518) thì được thành lập công ty 100% vốn Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực “Dịch vụ vận tải biển” (vận tải biển quốc tế, kể cả hành khách và hàng hóa có mã CPC 7211, 7212) thì phía Trung Quốc phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó tỷ lệ vốn góp của nước ngoài không quá 51%, nếu công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam thì tỷ lệ vốn góp của nước ngoài không quá 49%.
Căn cứ Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: 25 ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường; 59 ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc không được phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020.
Việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Trung Quốc tại Việt Nam có thể bị từ chối trong các trường hợp sau:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến ly hôn cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn