Ngày nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới. Từ một nước đói nghèo bước ra trong chiến tranh, Việt Nam hiện đang đứng trước cơ hội rất lớn để trở thành nước phát triển tiếp theo tại Châu Á trong tương lai. Để đạt được những thành tựu đấy, ngoài những chính sách đúng đắn của Chính phủ thì các doanh nghiệp cũng góp một phần quan trọng không nhỏ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong hơn ba thập kỷ mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam hiện đang có cộng đồng các công ty lớn mạnh từ nhà nước đến tư nhân trải rộng qua các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ với số nguồn vốn hạn chế và số lượng nhân công không nhiều. Để trở thành một quốc gia phát triển, có thu nhập cao trong tương lai thì Việt Nam nói chung và các công ty tại Việt Nam nói riêng cần phải hoạt động có hiệu quả hơn nữa, tận dụng các tiềm năng, lợi thế của mình để đưa đất nước vào kỷ nguyên phát triển bền vững.
Dưới đây là những nội dung cơ bản mà NPLaw muốn giới thiệu tới quý bạn đọc về doanh nghiệp tại Việt Nam
Khi nói đến nền kinh tế của một quốc gia, ngoài các chỉ số kinh tế nói chung thì chúng ta thường xem xét đến các công ty, đặc biệt là các công ty lớn có thương hiệu, có tầm ảnh hưởng khu vực và thế giới. Tại Việt Nam, chúng ta thường nhắc đến Tập đoàn Vingroup, Viettel hay Vinamilk là những công ty có sự ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế.
Các nội dung cơ bản của doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Như vậy, dựa vào khái niệm trên thì có hai điều kiện để được gọi là doanh nghiệp, bao gồm:
khái niệm trên thì có hai điều kiện để được gọi là doanh nghiệp
Từ đó, có thể hiểu rằng các tổ chức tuy có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhưng không nhằm mục đích kinh doanh thì không gọi là doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay thì có 04 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:
Tùy thuộc vào từng loại hình cụ thể mà các quy định của pháp luật về điều kiện thành lập, quyền hạn và nghĩa vụ cũng sẽ khác nhau. Các loại hình cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng
Trách nhiệm của các thành viên công ty hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là hữu hạn, thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Có thể thấy, khi phát sinh các khoản nợ và trách nhiệm tài sản thì các thành viên hoặc chủ sở hữu công ty không sử dụng tài sản riêng của mình mà dùng tài sản đã góp vào công ty để chịu phần trách nhiệm phát sinh.
Cơ cấu hoạt động, thủ tục thành lập và điều hành tương đối dễ dàng, do số thành viên trong công ty không nhiều nên việc quản lý, điều hành, đưa ra quyết định được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi.
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Hạn chế khả năng huy động vốn đầu tư. Do công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn với số lượng lớn trong thời gian ngắn là rất khó khăn. Việc huy động vốn được thực hiện bằng cách chủ sở hữu công ty hay các thành viên tự góp thêm vốn hoặc huy động vốn từ người khác, ngoài ra công ty còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Tuy nhiên các hoạt động tăng vốn này đều có hạn chế về mặt thời gian và khả năng nguồn vốn của chủ sở hữu, thành viên của công ty.
Do chủ sở hữu, thành viên của công ty chịu trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty không được đánh giá cao so với các công ty khác.
Tương tự công ty trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông trong công ty cổ phần sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp của mình.
Khả năng huy động vốn cao. Do công ty được phép phát hành cổ phần nên việc huy động vốn đầu tư được thực hiện một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng. Đáp ứng được các nhu cầu vốn trong ngắn hạn của công ty.
Do công ty cổ phần có số lượng cổ đông không giới hạn, mọi quyết định quan trọng của công ty đều phải thông qua đại hội đồng cổ đông nên tính linh hoạt không cao.
Khó giữ được bí mật thương mại. Do công ty cổ phần phải công khai các báo cáo về tài chính, về các hoạt động kinh doanh của công ty cho cổ đông nên khó có thể giữ bí mật.
Có uy tín lớn, tạo sự tin cậy đối với các khách hàng, đối tác. Các thành viên hợp danh trong công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên dễ dàng tạo dựng được lòng tin khi làm việc, hợp tác với các tổ chức khác.
Công ty hợp danh
Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. Các thành viên hợp danh điều hành, quản lý công ty, pháp luật không can thiệp quá nhiều về các hoạt động của công ty.
Khả năng huy động vốn không cao. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào nên việc tiếp cận vốn trên thị trường trở nên khó khăn hơn so với các công ty khác.
Rủi ro của các thành viên hợp danh là khá cao. Do phải chịu trách nhiệm bằng cả tài sản riêng của mình nên khi công ty phát sinh trách nhiệm tài sản thì rủi ro tài chính của thành viên hợp danh cũng tăng theo.
Do chỉ một cá nhân làm chủ nên việc điều hành, quản lý trở nên dễ dàng, thuận tiện.
Cơ cấu hoạt động đơn giản, ít chịu sự ràng buộc của pháp luật.
Tương tự với công ty hợp danh, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn với tài sản của mình về các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh.
Khả năng huy động vốn không cao do không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Các công ty ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và đóng góp rất lớn vào ngân sách Nhà nước. Việc hiểu được các nội dung về doanh nghiệp sẽ giúp chúng ta dễ dàng lựa chọn được loại hình nào để hợp tác, đầu tư, xây dựng và phát triển đất nước sau này.
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw là công ty luật có uy tín và trách nhiệm trong việc tư vấn, hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến doanh nghiệp với thời gian nhanh nhất và đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu khách hàng cần hỗ trợ hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn