ĐỐI TƯỢNG NÀO CẦN CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm thì cần phải làm gì? Những đối tượng nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm? Hãy cùng NPLaw theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu. 

I. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm là gì?

Chứng nhận sản phẩm hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp. Chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu pháp lý trước khi lưu hành sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, nâng cao uy tín, hình ảnh trên thị trường trong nước và quốc tế. 

/upload/images/hinh-anh-1(4).jpeg

1. Đối tượng nào cần có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm?

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm áp dụng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thuộc những đối tượng quy định trên thị trường Việt Nam.

II. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm

Điều kiện kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý như sau:

- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17065:2013 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17065:2012 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với chứng nhận chuyên ngành và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021-1:2015 và các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) hoặc tiêu chuẩn tương ứng với yêu cầu của chương trình chứng nhận đặc thù đối với hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý.

-  Có ít nhất 04 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn)

III. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý như sau: 

- Đơn đăng ký hoạt động chứng nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

-  Danh sách chuyên gia đánh giá theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi chuyên gia gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao các bằng cấp, chứng chỉ 

- Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận

- Mẫu Giấy chứng nhận và Dấu chứng nhận.

/upload/images/hinh-anh-2(3).jpegIV. Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm

Căn cứ "Điều 12 Nghị định 107/2016/NĐ-CP" quy định về trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định chất lượng hàng hóa sản phẩm trong quá trình sử dụng như sau:

1. Trường hợp cấp mới:

a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức kiểm định sửa đổi, bổ sung;

b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 05 năm kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi:

a) Giấy chứng nhận được cấp bổ sung áp dụng đối với trường hợp tổ chức kiểm định bổ sung, mở rộng, thu hẹp phạm vi kiểm định;

b) Trình tự cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này;

c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định đã được cấp.

3. Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận:

a) Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức kiểm định có Giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức;

b) Trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận, tổ chức kiểm định có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định đã được cấp.

V. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm

1. Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm?

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

/upload/images/hinh-anh-3(3).jpeg

2. Việc nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận bao gồm những hình thức nào?

Hình thức nộp hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm sản phẩm bao gồm nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ; nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ

3.  Tổ chức chứng nhận muốn tiếp tục hoạt động chứng nhận thì cần phải đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận trong thời hạn nào?

Tổ chức chứng nhận muốn tiếp tục hoạt động chứng nhận thì cần phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận thì trước khi Giấy chứng nhận hết thời hạn hiệu lực 60 ngày, tổ chức chứng nhận phải lập 01 bộ hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

4. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận hợp quy sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng cấp lại trong trường hợp nào?

Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức chứng nhận có Giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức

Trên đây là những thông tin xoay quanh Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan