Ép buộc ly hôn bị xử phạt như thế nào?

Ép buộc ly hôn hay còn được hiểu là cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ. Đây là một trong những hành vi bị cấm theo quy định pháp luật. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ phân tích một số quy định pháp luật hiện hành về hành vi cưỡng ép ly hôn.

Trong thời đại hiện đại, với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội và các mối quan hệ gia đình, vấn đề về hôn nhân và ly hôn đang trở thành một điểm nóng thu hút sự quan tâm của cả xã hội. Trong bối cảnh này, thực trạng cưỡng ép ly hôn đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt khi xét trong ngữ cảnh của pháp luật Việt Nam hiện nay. Hành vi cưỡng ép ly hôn sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống cá nhân và gia đình, gây ra những tổn thất đáng kể về mặt tinh thần, tâm lý và kinh tế.

Theo thuật ngữ về pháp lý, ép buộc ly hôn còn được hiểu là hành vi “cưỡng ép ly hôn”. Theo đó, “cưỡng ép ly hôn” được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau: “Cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ”.

Như vậy, cưỡng ép ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ.

Theo điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi cưỡng ép ly hôn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định như sau:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi  cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn.”

Ngoài ra, cưỡng ép ly hôn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 như sau: “Người nào cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm”.

Như vậy, tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người có hành cưỡng ép ly hôn có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập hợp pháp được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc giải quyết vấn đề ly hôn cần phải tôn trọng quyền lợi của các bên và đảm bảo rằng việc ly hôn có sự đồng ý của cả hai bên và diễn ra theo quy định pháp luật.

Cưỡng ép ly hôn là một trong những hành vi bị cấm theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Người có hành vi cưỡng ép ly hôn tùy theo mức độ, tính chất của hành vi mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định.

Tóm lại, hành vi cưỡng ép ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan, tổ chức cần tăng cường cơ chế giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm, nâng cao nhận thức về quyền tự do hôn nhân và ngăn chặn hành vi cưỡng ép ly hôn.

Pháp luật về cưỡng ép ly hôn

Theo điểm e khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014, các hành vi bị pháp luật cấm bao gồm cả hành vi “Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn”

Do đó, việc bố mẹ ép buộc con ly hôn trái với ý muốn của người con là trái quy định pháp luật.

Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, yêu cầu ly hôn phải thuộc các trường hợp theo quy định nêu trên.

Hành vi cưỡng ép ly hôn là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật. Theo đó, phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm thì chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự như sau:

- Xử phạt hành chính theo điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 181 Bộ luật hình sự 2015: phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Như vậy, bồ nhí dùng thủ đoạn ép buộc chồng ly hôn vợ thì có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Liên hệ Luật sư tư vấn về hôn nhân, gia đình

Theo Điều 181 Bộ luật hình sự 2015, người nào cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Như vậy, bố mẹ chồng cưỡng ép con dâu ly hôn bằng việc uy hiếp tinh thần có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Theo Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm, Đảng viên vi phạm thuộc trường hợp “Can thiệp việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn” gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Trường hợp đã kỷ luật mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Trường hợp vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Như vậy, có thể hiểu rằng Cán bộ Đảng viên có hành vi cưỡng ép ly hôn đối với vợ thì tùy thuộc vào mức độ, tính chất nghiêm trọng sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo/cách chức hoặc khai trừ theo quy định trên.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về ép buộc ly hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:


CÔNG TY TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp