Chữ ký cũng giống như dấu vân tay của mỗi người, không có hai người bất kỳ nào là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, trong đời sống hiện nay khi những nét đặc trưng riêng như chữ ký, vân tay được sử dụng như một dấu hiệu chứng minh chủ thể đó trong những hợp đồng, giao dịch, sự kiện thì càng ngày càng xuất hiện dấu hiệu giả mạo của các chủ thể khác nhằm mục đích khác nhau.Vậy làm sao để hiểu thế nào là giả chữ ký là gì và những vấn đề liên quan xoay quanh giả chữ ký như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Hiện nay, tình trạng giả mạo chữ ký khi thực hiện các giao dịch hay làm các thủ tục, giấy tờ pháp lý ngày càng nhiều. Tùy thuộc vào mức độ và hậu quả gây ra, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự về Tội giả mạo chữ ký.
Chữ ký là một biểu tượng viết tay của con người. Nó có thể là tên, biệt danh, hoặc một ký tự đại diện cho dấu ấn một người. Qua đó, có thể nhận biết một người đã thực hiện ký tên trên một văn bản qua chữ ký của họ.
Chữ ký thường được sử dụng để ký trên hợp đồng, giấy ủy quyền, giấy tờ trong các thủ tục với ngân hàng, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp,...
Giả chữ ký được hiểu là hành vi tạo ra biểu tượng viết tay không thực của người khác nhằm mục đích vụ lợi hoặc mục đích cá nhân khác. Chủ thể thực hiện hành vi này gồm cả những người có chức vụ, quyền hạn và những người không có chức vụ, quyền hạn.
Một số trường hợp giả mạo chữ ký thường gặp đó là:
- Thứ nhất, người ký tự động thay đổi chữ ký đã ổn định của mình bằng một phần hoặc toàn bộ bằng cách thay bằng ký tự khác, thêm hoặc bớt nét để mỗi lần ký đều có một dạng chữ ký hao hao nhau nhưng không giống nhau hoàn toàn;
- Thứ hai là mô phỏng lại chữ ký của người khác thông qua một số cách thức: tập ký, đồ nét, photocopy, in phun màu hoặc ký hẳn một chữ ký mới mang tên người bị giả mạo.
Các lĩnh vực có khả năng bị giả mạo chữ ký thường gặp là công chứng, chứng thực, sở hữu trí tuệ, kế toán, kiểm toán,...
*Tùy vào từng lĩnh vực và mức độ vi phạm mà việc giả mạo chữ ký có mức xử phạt hành chính khác nhau. Dưới đây là mức xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực:
*Hành vi giả mạo chữ ký bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh và mức phạt khác nhau tùy thuộc vào dấu hiệu tội phạm và mục đích của hành vi phạm tội. Cụ thể:
Thứ nhất, nhận biết bằng mắt thường
Đối với từng trường hợp khác nhau, cũng có những cách nhận biết chữ ký giả khác nhau. Nhưng nhìn chung, có thể so sánh đối chiếu với mẫu chữ ký thật để xác định một số chữ có nét thừa hoặc nét thiếu, so sánh nét bắt đầu và nét kết thúc, hướng đi của chữ ký, độ đậm nhạt, nét to hay nét nhỏ của mực, các điểm dừng và lực ấn trên giấy... Những chữ ký giả mạo thường có nét không trơn; mực ở các đường nét không đều nhau, có chỗ dừng bút không tự nhiên; có nét đôi của nét đồ và nét vẽ tô lại, nếu đồ, tô qua giấy than thì có vết bẩn của giấy than trên tài liệu... Đối với những chữ ký giả sử dụng hình thức photocopy thì thường sẽ không có vết hằn trên giấy, màu không tự nhiên, ở giữa nét mực không có vết kéo của đầu bút.
Thứ hai, giám định chữ ký
Giám định chữ ký là quá trình áp dụng kiến thức chuyên môn, phương tiện khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để so sánh, đối chiếu từ đó đưa ra kết luận về sự trùng khớp của hai dạng mẫu chữ ký, có cơ sở để nhận định được có phải do cùng một người ký ra hay không.
Nguyên tắc để giám định chữ viết, chữ ký được thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống đặc điểm phát hiện được để truy nguyên ra người đã viết, đã ký trên các tài liệu.
Kết quả của việc giám định chữ ký được phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Hoặc có thể chỉ là nhu cầu làm sáng tỏ sự thật khách quan của cá nhân, tổ chức. Như vậy đây cũng là một cách để xác định chữ ký là thật hay giả.
Theo quy định tại Nghị định 85/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 157/2020/NĐ-CP, có thể giám định chữ ký tại:
Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định được quy định theo Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
Trong trường hợp được nhờ giả chữ ký, người phải chịu trách nhiệm pháp lý là người đã giả chữ ký đó. Việc giả chữ ký là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự. Nếu người khác nhờ giả chữ ký và đưa ra yêu cầu không đúng sự thật hoặc gây ra thiệt hại cho bên thứ ba, người giả chữ ký cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do đó, việc giả chữ ký là việc cần tránh và không nên làm.
Đúng với luật pháp hiện hành, công ty giả mạo chữ ký của nhân viên sẽ chịu trách nhiệm pháp luật. Hành vi giả mạo chữ ký của nhân viên là hành vi vi phạm luật pháp và có thể bị xử lý hình sự. Nếu như công ty có liên quan đến hành vi giả mạo chữ ký của nhân viên, công ty cũng có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý pháp lý tương tự.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giả chữ ký. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn