GIẤY PHÉP CITES THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Giấy phép CITES là một giấy phép quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định pháp luật. Giấy phép CITES là một giấy phép khi tham gia các công ước quốc tế, do đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng và có giá trị trên phạm vi rộng. Thông qua bài viết này, NPLaw xin cung cấp cho Quý độc giả thông tin pháp lý cơ bản về giấy phép CITES.

I. Nhu cầu cấp giấy phép CITES hiện nay

Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của Công ước CITES trong việc bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp và phát triển thương mại hàng hóa quốc tế nên Chính phủ Việt Nam đã tham gia Công ước từ rất sớm (năm 1994). Đến nay, sau 25 năm thực hiện, các quy định của Công ước CITES đã cơ bản được “nội luật” hóa trong các văn bản pháp luật về lâm nghiệp, về thủy sản, về đa dạng sinh học, về xử lý vi phạm hành chính và hình sự...

Do đó, để phù hợp quy định pháp luật trong nước cũng như quốc tế, các cá nhân, tổ chức liên quan ngày càng quan tâm đến việc xin giấy phép CITES một cách hợp pháp. Đây là một nhu cầu lớn cả về số lượng và nội dung công việc, được pháp luật quan tâm điều chỉnh trong nhiều năm trở lại đây.

II. Quy định pháp luật về giấy phép CITES

1. Giấy phép CITES gồm những loại nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:

“3. Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển hợp pháp mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định này và không thuộc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES”.

Giấy phép CITES được quy định mẫu hồ sơ xin cấp tại phụ lục đính kèm Nghị định 06/2019/NĐ-CP, gồm các loại như sau:

+ Giấy phép CITES xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Giấy phép CITES tái xuất khẩu, tái nhập khẩu;

+ Giấy phép CITES nhập nội từ biển. 

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép CITES?

Theo Điều 2 Quyết định 3689/QĐ- BNN-TCCB năm 2023 quy định như sau:

“Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thực thi quyền và nghĩa vụ của nước thành viên CITES, một số nhiệm vụ cụ thể:

e) In ấn, phát hành giấy phép, giấy chứng chỉ CITES; cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ trên quy định Cơ quan thẩm quyền cấp phép CITES Việt Nam là Văn phòng Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES thuộc Tổng cục Lâm nghiệp.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép CITES?

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép CITES

Trình tự cấp giấy phép CITES tái xuất khẩu mẫu vật các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể bao gồm các tài liệu sau:

Bước 01: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cấp giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu gửi trực tiếp; qua đường bưu điện hoặc qua Hệ thống thủ tục hành chính một cửa quốc gia 01 hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;

Bước 02: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân biết;

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép.

+ Trường hợp cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước nhập khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày làm việc;

Bước 03: Trả giấy phép và công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy phép, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thực hiện việc trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị, đồng thời đăng tải kết quả giải quyết lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.

III. Một số câu hỏi về giấy phép CITES

1. Quà biếu có cần phải xin giấy phép CITES không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:

“3. Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển hợp pháp mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định này và không thuộc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES”.

Theo đó, trường hợp quà biếu là mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP và không thuộc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES thì tùy hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mà người có quà biếu, nhận quà biếu phải xin giấy phép CITES.

2. Có được cấp lại giấy phép CITES không?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 22 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:

“Giấy phép, chứng chỉ CITES chỉ được cấp một bản duy nhất và luôn đi kèm lô hàng/mẫu vật CITES”.

Đồng thời, pháp luật không có quy định về việc cấp lại giấy phép CITES. Do đó hiểu rằng, pháp luật không ghi nhận cho phép cấp lại giấy phép CITES.

3. Mã vạch là bắt buộc phải có trên giấy phép CITES.

Nội dung liên quan đến “mã vạch” trên giấy phép CITES được quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 06/2019/NĐ-CP nay đã được loại bỏ, thay bằng “mã hóa” tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP về Giấy phép CITES như sau:

“1. Giấy phép CITES quy định theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng cho việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Giấy phép CITES phải được ghi đầy đủ thông tin, dán tem CITES hoặc mã hoá, ký và đóng dấu của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.”

Như vậy, mã vạch hay mã hóa chỉ là một nội dung trong giấy phép CITES, có thể thay bằng ten dán CITES và không phải nội dung bắt buộc theo quy định pháp luật.

4. Giấy phép CITES có được cấp nhiều bản không?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 22 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:

“Giấy phép, chứng chỉ CITES chỉ được cấp một bản duy nhất và luôn đi kèm lô hàng/mẫu vật CITES”.

Như vậy, giấy phép CITES không thể cấp nhiều bản theo quy định pháp luật.

Giấy phép CITES có được cấp nhiều bản không?

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan giấy phép CITES

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến giấy phép CITES của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý liên quan đến giấy phép CITES. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan