GIAN LẬN ĐẤU THẦU

Trong khi hành vi gian lận trong đấu thầu đã và đang là một vấn đề đáng quan ngại và cần được quan tâm giải quyết kịp thời và nhanh chóng thì nhiều người trong chúng ta vẫn chưa hiểu rõ những hành vi nào được xem là gian lận trong đấu thầu. Vậy làm sao để hiểu thế nào là gian lận đấu thầu và những vấn đề liên quan xoay quanh về gian lận đấu thầu như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Tìm hiểu về gian lận đấu thầu

Để hiểu gian lận trong đấu thầu là gì thì trước tiên cần định nghĩa được khái niệm đấu thầu. Căn cứ quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bản chất của hành vi đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển, bởi thông qua hoạt động này, những nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật và chi phí của chủ đầu tư sẽ được lựa chọn. Chính vì vậy, đấu thầu ra đời và tồn tại với mục tiêu nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch.

Tìm hiểu về gian lận đấu thầu

Vậy vì sao lại xảy ra tình trạng gian lận trong đấu thầu? Nhìn tổng thể, tình trạng gian lận trong đấu thầu tại Việt Nam do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến như tính minh bạch, sự tham nhũng, thiếu giám sát và áp lực cạnh tranh. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự cải thiện trong các quy trình đấu thầu, tăng cường giám sát và tăng cường ý thức pháp luật trong việc thực hiện quy trình đấu thầu. Cho đến thời điểm hiện tại, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu cũng như hạn chế các hành vi tiêu cực trong hoạt động đấu thầu, Nhà nước ta đã và đang hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. 

II. Quy định pháp luật về gian lận đấu thầu

1. Những hành vi nào bị coi là gian lận đấu thầu

Căn cứ khoản 4 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 (Có hiệu lực từ 01/01/2024) thì những hành vi được xem là gian lận trong đấu thầu gồm:

-Làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu.

-Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

 Những hành vi nào bị coi là gian lận đấu thầu

2. Khi nhà thầu bị hủy thầu do thực hiện hành vi gian lận trong đấu thầu thì có được hoàn trả bảo đảm dự thầu không?

Việc nhà thầu bị hủy thầu do thực hiện hành vi gian lận trong đấu thầu có được hoàn trả bảo đảm dự thầu không, theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

“Bảo đảm dự thầu

...

9. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

...

b) Nhà thầu, nhà đầu tư có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật này hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 17 của Luật này;

…”

Dẫn chiếu những trường hợp hủy thầu được quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

“Hủy thầu

1. Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu;

d) Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này;

đ) Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

…”

Đồng thời theo khoản 4 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

“Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu

...

4. Gian lận bao gồm các hành vi sau đây:

a) Làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu;

b) Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

…”

Theo quy định trên, nhà thầu trúng thầu do thực hiện một trong những hành vi gian lận trong đấu thầu sẽ bị hủy thầu.

Và nếu bị hủy thầu trong trường hợp này thì nhà thầu sẽ không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định.

III. Một số thắc mắc về gian lận đấu thầu

1. Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi gian lận đấu thầu không

Theo khoản 2 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 thì chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

“Cơ sở của trách nhiệm hình sự

1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Dẫn chiếu Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

“Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.

Gian lận trong đấu thầu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.”

Đối chiếu quy định tại Điều 76 nêu trên thì pháp nhân thương mại không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Như vậy, khi gian lận trong đấu thầu thì pháp nhân thương mại sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên người thực hiện hành vi này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình theo quy định.

2. Bên có hành vi gian lận đấu thầu thì có được tham gia đấu thầu nữa không

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định về thời gian cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, bao gồm cả cá nhân thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu:

“a) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các khoản 1, 2, 4 và điểm a khoản 3 Điều 16 của Luật Đấu thầu;

b) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm điểm b, điểm c khoản 3; khoản 5; điểm g, h, i, k, l khoản 6; khoản 8; khoản 9 Điều 16 của Luật Đấu thầu;

c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 6 và khoản 7 Điều 16 của Luật Đấu thầu;

Đối với nhà thầu liên danh, việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu áp dụng với tất cả thành viên liên danh khi một hoặc một số thành viên liên danh vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu, trừ trường hợp: thành viên liên danh vi phạm quy định tại điểm c khoản 3, khoản 4, các điểm b, c, d, đ khoản 5, các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 6, khoản 7, điểm a, điểm b khoản 8 Điều 16 của Luật Đấu thầu thì chỉ cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với thành viên đó mà không cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các thành viên còn lại.”

Như vậy, có thể thấy bên có hành vi gian lận đấu thầu thì sẽ không được tham gia đấu thầu.

3. Trong lựa chọn nhà thầu, nhà thầu trúng thầu do gian lận sẽ bị hủy thầu và đền bù chi phí cho các bên liên quan đúng không?

Trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

“Hủy thầu

1. Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu;

d) Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này;

đ) Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

…”

Dẫn chiếu khoản 4 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định về gian lận trong đấu thầu như sau:

“Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu

...

4. Gian lận bao gồm các hành vi sau đây:

a) Làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu;

b) Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

…”

Theo đó, nhà thầu trúng thầu do thực hiện hành vi gian lận quy định tại khoản 4 Điều 16 nêu trên thì sẽ bị hủy thầu.

Và theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 thì nhà thầu gian lận trong đấu thầu dẫn đến bị hủy thầu sẽ phải đền bù chi phí cho các bên liên quan.

4. Người đã bị xử phạt hành chính về hành vi gian lận trong đấu thầu nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì xử lý thế nào?

Căn cứ Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

“Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;

b) Thông thầu;

c) Gian lận trong đấu thầu;

d) Cản trở hoạt động đấu thầu;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;

e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;

g) Chuyển nhượng thầu trái phép.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định trên, người đã bị xử phạt hành chính về hành vi gian lận trong đấu thầu nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt được quy định tại Điều 222 nêu trên. Trong đó mức phạt cao nhất là đến 20 năm tù.

Đồng thời người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan gian lận đấu thầu

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề gian lận đấu thầu. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw 

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỄ DÀNG HƠN CÙNG NPLAW

    THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỄ DÀNG HƠN CÙNG NPLAW

    Mục lục Ẩn I. Tìm hiểu về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam 1.1 Thành lập doanh nghiệp là gì? 1.2 Loại hình doanh nghiệp 1.3 Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp 1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 1.5 Vốn điều lệ...
    Đọc tiếp
  • KHI NÀO CẦN THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH?

    KHI NÀO CẦN THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH?

    Trong quá trình hoạt động kinh doanh, đôi lúc doanh nghiệp sẽ có nhu cầu thay đổi một số một dung đăng ký doanh nghiệp. Vậy trường hợp nào cần nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền, trường...
    Đọc tiếp
  • QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT

    QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT

    Mục lục Ẩn I. Tìm hiểu về môi trường nước mặt 1. Môi trường nước mặt là gì? Phân loại nguồn nước mặt? 2. Môi trường nước mặt có bị ô nhiễm không? II. Quy định pháp luật về môi trường nước...
    Đọc tiếp
  • QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT LINH KIỆN THỦY TINH

    QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT LINH KIỆN THỦY TINH

    Mục lục Ẩn I. Nhu cầu sản xuất linh kiện thủy tinh II. Quy định pháp luật về sản xuất linh kiện thủy tinh 1. Linh kiện thủy tinh là gì? Những linh kiện thuỷ tinh nào được phép sản xuất? 2. Nhóm ngành sản xuất linh...
    Đọc tiếp