Gian lận thương mại bị xử phạt như thế nào ?

 

Gian lận thương mại là hành vi được diễn ra khá phổ biến trong xã hội. Vì lợi ích kinh doanh, lợi nhuận mà một số cá nhân, doanh nghiệp đã lợi dụng những sơ hở trong quy định của pháp luật để thực hiện hành vi này. Vậy gian lận thương mại là gì? Gian lận thương mại bị xử lý ra sao?  Hãy cùng NPLaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thế nào là Gian lận thương mại?

Gian lận thương mại là hành vi dối trá, sử dụng mánh khoé, lừa đảo trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính. Chủ thể tham gia hành vi lừa đảo, gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả những người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hoá, dịch vụ.

Các hành vi gian lận thương mại thường gặp?

Hiện nay tình trạng gian lận thương mại xảy ra khá phổ biến với phạm vi trên địa bàn khắp cả nước với nhiều khu vực khác nhau và xảy ra trên nhiều lĩnh vực, với nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi khác nhau nhằm tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Các hành vi gian lận thương mại thường gặp

Các hành vi gian lận thương mại thường gặp

Các hành vi gian lận thương mại thường gặp như:

  • Trốn thuế, in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước;
  • Sản xuất và buôn bán hàng giả, Đầu cơ, thao túng thị trường chứng khoán,…
  • Hành vi vi phạm của các doanh nghiệp chủ yếu là kê khai thiếu thuế giá trị gia tăng đầu ra của các hàng hoá hoặc dịch vụ do mình kinh doanh;
  • Xác định không chính xác mức giảm trừ cho bản thân và giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Các hình thức xử lý hành vi gian lận thương mại

Cá nhân, tổ chức có hành vi gian lận thương mại có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.

Xử phạt vi phạm hành chính

Ngày 26/8/2020, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, các hành vi vi phạm hành chính bao gồm:

  • Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh, trừ trường hợp đã được quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác;
  • Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;
  • Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;
  • Hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc lá;
  • Hành vi vi phạm về kinh doanh rượu;
  • Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
  • Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
  • Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
  • Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
  • Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
  • Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
  • Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.

Xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Nghị định này, ngoài hình thức xử phạt cảnh cáo thì các hành vi vi phạm còn có thể áp dụng hình thức phạt tiền. Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, theo đó mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm cụ thể như sau:

  • Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; 
  • Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.

Theo như quy định này, thì mức phạt tiền đối với hành vi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tăng lên tối đa là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức, so với tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức như trước đây. Điều này cho thấy rõ pháp luật rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong bối cảnh ngày càng có nhiều hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng diễn ra trên thực tế.

Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: 

  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Đồng thời, còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
  • Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
  • Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
  • Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
  • Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật;
  • Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
  • Buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết hoặc buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định;
  • Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp.
  • Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Một điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 là sự quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với một số tội phạm trong đó có các tội phạm thuộc các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. So với trước đây, các hành vi gian lận thương mại chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính thông thường thì theo quy định này, khi pháp nhân thực hiện các hành vi gian lận thương mại thì có thể bị truy cứu TNHS về các tội sau đây:

Truy cứu trách nhiệm hình sựTruy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội về gian lận thương mại

  • Tội buôn lậu (Điều 188);
  • Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 189);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190);
  • Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuộc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195);
  • Tội Đầu cơ (Điều 196);
  • Tội trốn thuế (Điều 200);
  • Tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203);
  • Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209);
  • Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210);
  • Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211);
  • Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213);
  • Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216);
  • Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217);
  • Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225);
  • Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226);

Tuỳ vào hành vi vi phạm và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì các hành vi vi phạm trong lĩnh vực gian lận thương mại có thể bị áp dụng các khung hình phạt khác nhau, các khung hình phạt chính và các hình phạt bổ sung.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về hành vi gian lận thương mại của Công ty Luật NPLaw. Để biết thêm thông tin cũng như hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật về hành vi này, quý khách có nhu cầu xin hãy liên hệ ngay đến công ty Luật NPLaw để được tư vấn một cách tốt nhất.                                                     


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp