Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là văn bản pháp lý quan trọng, xác nhận tư cách pháp nhân của doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Bài viết dưới đây của NPLaw sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định hiện nay.

Tìm hiểu về giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ môi trường đầu tư ổn định, chính sách ưu đãi hấp dẫn và thị trường tiềm năng. Để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng như Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp 2020. Trong đó, quy định về giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò then chốt, là cơ sở pháp lý để các nhà đầu tư nước ngoài triển khai dự án đầu tư tại Việt Nam.

Quy định pháp luật về giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Để xin Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư cần tuân thủ các điều kiện pháp lý được quy định trong Luật Đầu tư 2020. Một số điều kiện cơ bản như sau:

-Ngành nghề kinh doanh: Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép tham gia vào những ngành nghề mà pháp luật Việt Nam cho phép và phải đáp ứng điều kiện về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường theo Điều 9 Luật đầu tư 2020. Các ngành nghề bị cấm hoặc có điều kiện sẽ không được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

-Dự án đầu tư: Trước khi thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư phải có dự án đầu tư rõ ràng và thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

-Chủ thể: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài cần chứng minh tư cách chủ thể hợp pháp và năng lực tài chính đủ mạnh để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.

Những điều kiện này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hợp pháp và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.

Theo điểm a khoản 1 Điều 63 Luật đầu tư 2020: “Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế”. Theo đó, nhà đầu tư cần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và sau đó thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế. Hồ sơ và các bước cần thực hiện như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

-Đối với những dự án chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ theo Điều 33 Luật đầu tư 2020.

-Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.

-Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với những dự án hợp lệ theo quy định.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của Luật doanh nghiệp, gồm có:

-Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

-Điều lệ công ty;

-Danh sách thành viên/cổ đông;

-Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức là thành viên/cổ đông của công ty; văn bản ủy quyền (nếu có);

-Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 3: Nộp hồ sơ và lệ phí theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền 

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện.

Bước 5: Mở tài khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bước 6: Hoàn thành việc góp vốn theo tiến độ và xin các giấy phép con đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: “Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính”.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Theo quy định hiện nay, Giấy chứng nhận thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không có thời hạn cụ thể. Một khi được cấp, Giấy chứng nhận này sẽ có hiệu lực vô thời hạn, miễn là công ty tuân thủ các quy định pháp luật và thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Giấy chứng nhận này có thể bị thu hồi trong một số trường hợp nhất định. Do đó, mặc dù giấy chứng nhận không có thời hạn cụ thể, doanh nghiệp vẫn cần duy trì hoạt động và tuân thủ các quy định để giữ đảm bảo hoạt động kinh doanh.

Theo khoản 1 Điều 68 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ... do bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị cấp lại đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét cấp lại trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị”.

Như vậy, trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi bị mất thì doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định trên.

Theo Điều 212 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp:

-Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

-Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;

-Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

-Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

-Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Như vậy, việc chủ đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi công ty thì không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trên đây là bài viết của NPLaw về quy định cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.


CÔNG TY TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

    GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

    Trong tình hình kinh tế hiện nay, đầu tư là một hình thức không thể thiếu trong việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế thị trường và hợp thức hóa thành văn bản pháp lý dưới hình thức giấy chứng nhận đăng ký đầu...
    Đọc tiếp
  • THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

    THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

    Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Thẩm định dự án đầu tư cùng các quy định pháp luật...
    Đọc tiếp
  • Quy định về dự án đầu tư lấn biển?

    Quy định về dự án đầu tư lấn biển?

    Mục lục Ẩn I. Tìm hiểu về dự án đầu tư lấn biển II. Quy định pháp luật về dự án đầu tư lấn biển 1. Thế nào là dự án đầu tư  lấn biển 2. Những khu nào​​​​​​​ được thực hiện dự án đầu tư...
    Đọc tiếp
  • QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỒ SƠ DỰ THẦU

    QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỒ SƠ DỰ THẦU

    Mục lục Ẩn I. Tìm hiểu về hồ sơ dự thầu II. Quy định pháp luật về hồ sơ dự thầu 1. Hồ sơ dự thầu gồm những tài liệu nào 2. Việc đánh giá  hồ sơ dự thầu dựa trên những tiêu chuẩn nào? 3. Cơ quan nào là...
    Đọc tiếp