GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Cá nhân hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề y theo quy định của pháp luật. Vậy làm sao để hiểu thế nào là giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và những vấn đề liên quan xoay quanh về giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được hiểu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khám bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để đánh giá tình trạng sức khỏe, nguy cơ đối với sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh.

2. Chữa bệnh là việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sử dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để giải quyết tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển của bệnh hoặc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh trên cơ sở kết quả khám bệnh.

3. Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

4. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là người hành nghề).

5. Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là giấy phép hành nghề).

...

Theo đó, giấy phép hành nghề khám chữa bệnh là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề khám chữa bệnh theo quy định.

Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được hiểu như thế nào?

II. Điều kiện để xin giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Điều kiện cấp giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm:

-Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 hoặc có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

-Hiện nay, một trong những điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam là có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam.

-Tuy nhiên, Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về việc thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và cũng là điều kiện để cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh.

-Có đủ sức khỏe để hành nghề: Hiện hành yêu cầu phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

-Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;

-Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều kiện để xin giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

*Điều kiện cấp giấy phép hành nghề đối với các chức danh lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:

-Có giấy chứng nhận lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;

-Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

III. Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh mới nhất

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

-Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;

Hiện nay áp dụng Mẫu 01 ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

-Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định nêu trên đối với từng chức danh chuyên môn tương ứng.

*Thủ tục cấp giấy phép hành nghề được quy định như sau:

Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định nêu trên cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp mới giấy phép hành nghề trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp mới giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp mới là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.

IV. Quy định pháp luật về giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

1. Cơ quan nào có thẩm quyền để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:

“Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề

1. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:

a) Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

b) Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

c) Bộ Công an cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

d) Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

…”

Theo đó, thẩm quyền cấp mới giấy phép hành nghề khám chữa bệnh được quy định như sau:

-Bộ Y tế cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

-Bộ Quốc phòng cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

-Bộ Công an cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;

-Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

2. Các trường hợp không được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Căn cứ theo Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024), các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

-Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.

-Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.

-Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

-Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

-Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

-Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, các trường hợp trên sẽ không được cấp  giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

V. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

1. Thời gian hành nghề để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:

“Giấy phép hành nghề

1. Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.

2. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.

3. Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:

a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;

b) Chức danh chuyên môn;

c) Phạm vi hành nghề;

d) Thời hạn của giấy phép hành nghề.

…”

Theo đó, thời hạn của giấy phép hành nghề khám chữa bệnh là 5 năm.

2. Thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ở những cơ sở nào?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có nêu rõ cơ sở thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh bác sỹ:

-Đối với bác sỹ y khoa, bác sỹ y học dự phòng: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện;

-Đối với bác sỹ y học cổ truyền: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện và phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền;

-Đối với bác sỹ răng hàm mặt: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện và phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về răng hàm mặt.

Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh y sỹ:

-Đối với y sỹ đa khoa: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện; phòng khám đa khoa; trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là trạm y tế xã);

-Đối với y sỹ y học cổ truyền: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc trạm y tế xã. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền.

-Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh điều dưỡng: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện.

-Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh hộ sinh: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc nhà hộ sinh hoặc trạm y tế xã, trong đó bệnh viện, trạm y tế xã phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa sản.

-Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh kỹ thuật y:

+Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở xét nghiệm. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành của kỹ thuật xét nghiệm y học;

+Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở chẩn đoán hình ảnh. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành của kỹ thuật hình ảnh y học;

+Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở kỹ thuật phục hình răng. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành của kỹ thuật phục hình răng;

+Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề khúc xạ nhãn khoa: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành của kỹ thuật khúc xạ nhãn khoa;

+Chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành của kỹ thuật phục hồi chức năng.

+Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện và có bộ phận chuyên môn về dinh dưỡng.

+Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện, cơ sở cấp cứu ngoại viện.

+Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh tâm lý lâm sàng: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc cơ sở tâm lý lâm sàng, trong đó bệnh viện phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa tâm thần hoặc có bộ phận chuyên môn về tâm lý lâm sàng.

3. Gia hạn giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như thế nào?

Theo Điều 133 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định trường hợp và điều kiện được gia hạn giấy phép hành nghề khám chữa bệnh như sau:

-Gia hạn giấy phép hành nghề áp dụng đối với giấy phép hành nghề hết thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Khám chữa bệnh 2023, cụ thể: gia hạn giấy phép hành nghề có thời hạn 5 năm đã hết thời hạn.

-Điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Khám chữa bệnh 2023: 

Theo đó, điều kiện gia hạn giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng và lương y bao gồm:

-Đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định;

-Có đủ sức khỏe để hành nghề;

-Phải thực hiện thủ tục gia hạn ít nhất 60 ngày trước thời điểm giấy phép hành nghề hết hạn, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;

-Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh.

4. Chức danh điều dưỡng có yêu cầu giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh không?

Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:

“Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề

1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:

a) Bác sỹ;

b) Y sỹ;

c) Điều dưỡng;

d) Hộ sinh;

đ) Kỹ thuật y;

e) Dinh dưỡng lâm sàng;

g) Cấp cứu viên ngoại viện;

h) Tâm lý lâm sàng;

i) Lương y;

k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

2. Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.”

Theo quy định trên thì các chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh bao gồm:

-Bác sỹ;

-Y sỹ;

-Điều dưỡng;

-Hộ sinh;

-Kỹ thuật y;

-Dinh dưỡng lâm sàng;

-Cấp cứu viên ngoại viện;

-Tâm lý lâm sàng;

-Lương y;

Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.”

Như vậy, đối với chức danh điều dưỡng thì phải có giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh.

5. Thay đổi số định danh cá nhân có cần xin cấp lại giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh không?

Các trường hợp cấp lại giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:

“Cấp lại giấy phép hành nghề

1. Cấp lại giấy phép hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Giấy phép hành nghề bị mất hoặc hư hỏng;

b) Thay đổi thông tin quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 của Luật này hoặc có sai sót thông tin quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này;

c) Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp lại theo quy định của Chính phủ;

d) Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;

đ) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.”

Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:

“Giấy phép hành nghề

1. Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.

2. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.

3. Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:

a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;

b) Chức danh chuyên môn;

c) Phạm vi hành nghề;

d) Thời hạn của giấy phép hành nghề.

…”

Như vậy, theo quy định, trường hợp người hành nghề Việt Nam thay đổi số định danh cá nhân thì phải xin cấp lại giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh.

VI. Dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.


CÔNG TY TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968 

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan