Ngành xây dựng hiện nay ở nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế đang từng bước đi lên, mức thu nhập của người dân ngày càng được tăng cao dẫn đến nhu cầu về nhà ở, vui chơi, nghỉ dưỡng cũng tăng theo. Chính vì thế, tại các thành phố lớn trong cả nước, nhu cầu xây dựng các công trình xã hội, kinh tế đang ngày một nhiều hơn. Nhưng để xây dựng được các công trình này thì cần phải có giấy phép xây dựng.
Thông qua việc cấp phép cho các cá nhân, tổ chức xây dựng công trình, cơ quan quản lý sẽ nắm được thông tin về công trình từ đó thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách hiệu quả, đảm bảo trật tự xây dựng đô thị, đảm bảo công trình được xây dựng có quy hoạch theo tiêu chuẩn kiến trúc của từng địa phương. Có rất nhiều loại công trình xây dựng khác nhau, bao gồm: Nhà ở riêng lẻ; công trình tôn giáo; công trình quảng cáo… Với mỗi loại công trình xây dựng khác nhau cũng sẽ có các thủ tục cấp phép khác nhau. Do đó, việc hiểu rõ được trình tự, thủ tục pháp lý liên quan sẽ giúp chủ đầu tư dự án, người thực hiện công trình có thể nhanh chóng được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng công trình. NPLaw xin giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật liên quan đến loại giấy phép này thông qua nội dung sau đây.
Cũng như hầu hết các thủ tục hành chính khác, việc cấp phép xây dựng phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Việc nắm được khái niệm, thẩm quyền và nội dung giấy phép sẽ giúp chủ đầu tư dự án, người thực hiện công trình có cái nhìn rõ hơn về thủ tục hành chính này.
Giấy phép xây dựng được định nghĩa tại khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020 là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Theo đó, có các loại giấy phép sau:
Như vậy, không chỉ việc xây dựng công trình mới cần xin phép cơ quan có thẩm quyền mà việc sửa chữa, cải tạo hay di dời công trình cũng phải được sự đồng ý của cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, với các công trình trong đô thị, công trình không theo tuyến ngoài đô thị, nhà ở riêng lẻ, và công trình được cấp phép xây dựng có thời hạn để được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng thì cần phải đáp ứng được các điều kiện cấp phép riêng biệt cho từng loại công trình theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chủ đầu tư dự án, người thực hiện công trình còn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho từng loại giấy phép cụ thể tương ứng với từng loại công trình khác nhau và nộp hồ sơ vào đúng cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Biết được thẩm quyền cấp phép thuộc về cơ quan nào sẽ giúp cho chủ đầu tư dự án, người thực hiện công trình tiện lợi hơn trong việc nộp hồ sơ xin phép. Tùy thuộc vào từng công trình khác nhau mà thẩm quyền cấp phép xây dựng cũng khác nhau. Theo quy định của Luật xây dựng năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện là hai cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, cụ thể:
Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV (quy định tại Thông tư 03/2016/TT-BXD sửa đổi, bổ sung tại TT 07/2019/TT-BXD) và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
Từ đây có thể thấy, chỉ duy nhất Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh mới được quyền phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Bản quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp phép xây dựng thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Do đó, khi đầu tư, thực hiện công trình thì chủ đầu tư dự án, người thực hiện công trình cần phải biết được cơ quan nào đang được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền thực hiện thẩm quyền cấp phép xây dựng để nộp hồ sơ cấp phép cho phù hợp.
Trước đây, Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng cho công trình cấp đặc biệt (quy định tại Thông tư 03/2016/TT-BXD sửa đổi, bổ sung tại TT 07/2019/TT-BXD), tuy nhiên hiện nay, thẩm quyền này được giao cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện. Đây là điểm mới thể hiện sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ từ trung ương cho địa phương.
Theo quy định của pháp luật thì giấy phép có các nội dung chủ yếu sau:
Tuy nhiên, đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung nêu trên thì còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
Giấy phép xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ quan có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng đô thị, đảm bảo các công trình được xây dựng theo đúng thiết kế ban đầu. Đồng thời việc xin cấp phép xây dựng cũng giúp chủ đầu tư dự án, người thực hiện công trình có cơ sở pháp lý vững vàng hơn trong việc triển khai xây dựng dự án.
Thế nhưng tại một số địa phương hiện nay vẫn xảy ra tình trạng các công trình xây dựng không phép hay xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt dẫn đến chủ đầu tư dự án, người thực hiện công trình bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, đồng thời còn bị buộc phải tháo dỡ công trình vi phạm và tự chịu chi phí tháo dỡ gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Do đó, để tránh những rủi ro pháp lý cũng như thiệt hại có thể xảy ra sau này, chủ đầu tư dự án, người thực hiện công trình cần phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về xây dựng để quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng đô thị được đảm bảo.
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cam kết giúp khách hàng tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý xin giấy phép xây dựng nhanh nhất có thể với chi phí thấp nhất hiện nay.
Nếu khách hàng cần hỗ trợ hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn