HÀNH VI LÀM GIẢ BẢN ÁN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Như vậy, việc làm giả bản án, bao gồm cả việc thay đổi nội dung, giả mạo chữ ký cũng như làm giả tài liệu, giấy tờ đều có thể cấu thành trường hợp bị xử lý trách nhiệm hình sự như quy định nêu trên.

I. Thực trạng làm giả bản án

Việc làm giả bản án là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tư pháp và niềm tin của người dân vào công lý. Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm và thiếu sự công khai minh bạch, việc thống kê số liệu chính xác về tình trạng làm giả bản án tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn. 

Theo báo cáo của Tòa án Nhân dân Tối cao năm 2022, tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy do vi phạm pháp luật tố tụng và nội dung xét xử trong năm 2022 là 0,58%. Con số này tương đương với năm 2021. Tuy nhiên, báo cáo không phân biệt cụ thể các trường hợp vi phạm, do đó không thể xác định chính xác số lượng bản án liên quan đến hành vi làm giả. Theo báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao năm 2023, trong năm 2022, Viện kiểm sát đã khởi tố 12 vụ án liên quan đến hành vi "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức", con số này tăng nhẹ so với năm 2021 (10 vụ án). 

Theo một số bài báo đăng tải trong năm 2022 và 2023, đã có một số vụ án làm giả bản án được đưa ra ánh sáng. Ví dụ, trong tháng 5/2022, Tòa án Nhân dân Tối cao đã hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đối với bị cáo B.V.H. do vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng và nội dung xét xử. Vụ án này được cho là có dấu hiệu làm giả bản án. Tuy nhiên, số lượng vụ án làm giả bản án được báo chí phản ánh chỉ là một phần nhỏ so với thực tế. Do tính chất nhạy cảm, nhiều vụ việc không được công khai.

II. Quy định pháp luật về việc làm giả bản án

1. Làm giả bán án là gì

Làm giả bán án là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thể hiện ở việc cá nhân, tổ chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc bằng các thủ đoạn gian dối khác nhằm thay đổi nội dung, kết quả của hoạt động xét xử vụ án để che giấu hành vi phạm tội, trục lợi cho bản thân, người khác hoặc sử dụng bản án, quyết định giả để thực hiện các hành vi trái pháp luật như lừa đảo chiếm đoạt tài sản,....

Không có định nghĩa pháp lý chính thức đối với hành vi làm giả bản án, tuy nhiên qua việc giải thích ngữ nghĩa cũng như hành vi được thể hiện trên thực tế, có thể nhận định làm giả bản án là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không những ảnh hưởng đến trật tự xã hội mà còn xâm phạm đến hoạt động xét xử, tố tụng nói chung.

2. Làm giả bản á n có bị phạt tù không

Căn cứ theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 (sđ, bs năm 2017) như sau:

“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;

b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên;

b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

...”

Như vậy, hành vi làm giả bản án có thể bị phạt tù nếu thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.

Làm giả bản án bị xử lý như thế nào?3. Làm giả bản án bị xử lý  như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 (sđ, bs năm 2017) như sau:

“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;

b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên;

b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

...” định nguyên nhân phổ biến dẫn đến làm giả bản án gồm:

- Lợi ích cá nhân như nhận tiền của một trong các bên đương sự, bị cáo nhằm trục lợi cá nhân,…

- Áp lực từ bên ngoài do bị cấp trên gây sức ép để làm giả bản án theo ý muốn của họ hoặc các bên đương sự, bị cáo, bị hại có hành vi tiêu cực nhằm đe dọa, ép buộc …

- Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến hành vi làm giả bản án như: Thiếu kiến thức pháp luật dẫn đến việc hiểu sai hoặc áp dụng sai pháp luật, từ đó có thể dẫn đến việc làm giả bản án; Sức ép công việc; Áp lực công việc quá lớn có thể khiến một số cán bộ tư pháp thiếu thời gian và sự tập trung để giải quyết các vụ án một cách cẩn trọng, dẫn đến việc mắc sai sót hoặc vi phạm pháp luật.

III. Giải đáp một số câu hỏi về làm giả bản án

1. Tại sao lại làm giả bản án

Việc làm giả bản án có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, từ thực tiễn một số vụ việc đã được công khai, có thể nhậnLàm giả bản án là hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của người dân đối với nền tư pháp Việt Nam, do đó hành vi này được kiểm soát và điều chỉnh chặt chẽ bởi quy định pháp luật suốt nhiều thời kỳ. NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc bài viết pháp lý dưới đây với các nội dung cần thiết liên quan đến làm giả bản án.

2. Thư ký tòa án làm giả bản án thì ngoài hình phạt tù có bị phạt tiền và phạt bổ sung gì hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 (sđ, bs năm 2017) về tội giả mạo trong công tác như sau:

“5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Theo quy định trên thì người có hành vi phạm tội giả mạo trong công tác ngoài hình phạt tù còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”.

Như vậy, thư ký tòa án làm giả bản án thì ngoài hình phạt tù còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

3. Thư ký tòa án làm giả bản án bị phạt tù 5 năm thì có được xóa án tích đương nhiên hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 (sđ, bs năm 2017) về Đương nhiên được xóa án tích như sau:

“1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”.

Như vậy, thư ký tòa án làm giả bản án bị phạt tù 5 năm không thuộc trường hợp bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI Bộ luật Hình sự 2015 (sđ, bs năm 2017) nên sẽ được đương nhiên được xóa án tích khi đảm bảo chấp hành xong hình phạt chính và các hình phạt bổ sung. Kèm theo đó là người phạm tội không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 02 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm.

Dịch vụ tư vấn pháp lý về làm giả bản án

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về làm giả bản án

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu pháp lý về hành vi làm giả bản án của Quý Khách hàng, Hãng luật NPLaw với bề dày kinh nghiệm trong đa dạng lĩnh vực sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến hành vi làm giả bản án. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.

Trân trọng cảm ơn!

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan