HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Nước là nguồn tài nguyên quý và quan trọng đối với cuộc sống của con người. Vì vậy, con người một mặt sản xuất, sinh hoạt cũng cần đảm bảo nguồn nước trong sạch nhằm hạn chế dịch bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, vấn đề nguồn nước bị ô nhiễm luôn là vấn đề nhức nhối của toàn thế giới, dù đã áp dụng nhiều biện pháp và chương trình nhưng vẫn chưa đạt nhiều hiệu quả. Cho nên, để hiểu biết thêm về vấn đề nước bị ô nhiễm cũng như những giải pháp bảo vệ nguồn nước, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.

I. Thế nào là nước bị ô nhiễm.

Nước bị ô nhiễm là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, suối, biển, nước ngầm,... bị các hoạt động môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như: chất thải sinh hoạt, chất hóa học trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... tất cả có thể gây bệnh cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.

II. Các nguồn nước bị ô nhiễm.

Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước biển, nước sông và nước ngầm bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người và hệ sinh vật.Nước biển là nước từ các biển hoặc đại dương. Về trung bình, nước biển của các đại dương trên thế giới có độ mặn khoảng 3.5%. điều này có nghĩa là cứ mỗi lít (1L) nước biển chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn là chloride natri (NaCl) hòa tan trong đó dưới dạng các ion Na+ và Cl-. Nó có thể được biểu diễn như là 0/6 M NaCl. Với mức độ thẩm thấu đó thì không thể uống nước.

Nước sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Trong một vài trường hợp, sông chảy ngầm xuống đất hoặc khô hoàn toàn trước khi chúng chảy đến một vực nước khác. Nước sông ô nhiễm do chất thải con người trong sinh hoạt, chất thải công nghiệp từ các nhà máy. Con người thường xử lý nước sông để quay lại dùng cho sinh hoạt, vì vậy nó chứa mầm mống các mầm bệnh.

Nước ngầm là thuật ngữ chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất trong các khe nứt của các thành tạo đá và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau.

III. Nguồn nước bị ô nhiễm không bao gồm:

Theo Bộ y tế nước sạch là nước có chỉ số nồng độ các chất dưới hoặc bằng mức cho phép của Bộ y tế đưa ra, được duyệt theo danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép tại điều 4 QCVN 01-1:2018/BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt thuộc Thông tư 41/2018/TT-BYT về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 26/2021/TT-BYT.

  • Nguồn nước máy: đã được xử lý bằng hóa chất bên trong các nhà máy nhưng vẫn có khả năng bị nhiễm chì, chất bẩn, kim loại do rò rỉ đường ống nước hay sự cố khác. Vì thế, nên đun sôi hoặc lọc trước khi sử dụng.
  • Nguồn nước giếng: được lọc thô bằng những vật dụng đơn giản nên khó kiểm soát được mức độ sạch. Nước giếng tồn đọng theo thời gian, không được bảo quản kín thường chứa nhiều tạp chất tích tụ theo thời gian.
  • Nguồn nước mưa lấy từ những cơn mưa. Nước mưa là loại nước được coi là khá sạch. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm môi trường không khí như hiện nay thì nước mưa có thể không sạch hẳn.
  • Nước đóng chai được xem là an toàn cho sức khỏe, được áp dụng công nghệ sản xuất và tuân thủ quy trình sản xuất, đáp ứng mức độ cho phép của các chất. Tuy nhiên, thực tế một số loại nước uống đóng chai có nguồn gốc từ nước máy không phải nước tự nhiên như quảng cáo.
  • Nước đun sôi để nguội: chủ yếu từ nước máy hoặc nước giếng. Đây là nguồn nước an toàn, vì nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt hết vi khuẩn có trong nước, tuy nhiên, về phần kim loại thì không được loại bỏ. Sau 24 giờ có thể trở thành nước thiu, không an toàn với sức khỏe.

IV. Cách nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm.

Ngành y tế khuyến cáo các ảnh hưởng của từng loại chỉ tiêu trong nguồn nước lên sức khỏe người dân. Để nhận biết nguồn nước đảm bảo hay ô nhiễm về mặt cảm quan người dân dễ nhận thấy nguồn nước nhiễm bẩn, ô nhiễm như sau:

  • Màu sắc của nước: Khi vừa bơm lên trong, tuy nhiên khi để tiếp xúc với không khí một thời gian sẽ xuất hiện các phản ứng oxi hóa sắt và mangan thành hydroxit sắt và hydroxit mangan kết tủa làm cho nước có màu. Nước có độ màu cao là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ô nhiễm.
  • Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ: Tùy theo màu sắc của nước có thể đánh giá mức độ và nguyên nhân ô nhiễm nước, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp xử lý hiệu quả.
  • Mùi vị, độ đục của nước: Nước ngầm có mùi nguyên nhân là do các túi khí trong lòng đất được bơm lên theo dòng nước hoặc do nguồn nước thải, sự phân hủy chất hữu cơ ở khu vực xung quanh thấm vào mạch nước ngầm, cũng có thể do trong nguồn nước có các ion sắt, mangan gây mùi tanh. Chỉ tiêu độ đục của nước biểu thị hàm lượng các chất lơ lửng trong nước (chất keo, đất sét, tảo, vi sinh vật...).

V. Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là gây các bệnh cấp và mạn tính cho con người như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.Theo nghiên cứu, khi sử dụng nước nhiễm asen để sinh hoạt, con người có thể mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.

Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.

Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. 

Ngoài ra, lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi Hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển, thậm chí chết hàng loạt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.

VI. Người dân cần làm gì khi phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm.

Một trong các biện pháp xử lý nước ô nhiễm đó chính là cần phải hướng đến nông nghiệp xanh. Vì dư thừa ngấm vào trong đất làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.Người dân có thể tham khảo cách xử lý ô nhiễm nước sau: 

  • Làm trong nước
    • Cách đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.

Hòa tan nước và phèn chua rồi chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong. Nếu không có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.

  • Khử trùng nước
    • Khử trùng nước bằng hóa chất:

Đối với hộ gia đình: Thường khử trùng nước bằng Cloramin B. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau. Có thể sử dụng viên Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong.

Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hóa chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

  • Đun sôi nước: chỉ sử dụng trong vòng 24h
  • Sử dụng các thiết bị lọc nước: Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng. Nước đầu vào không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về thủ tục cấp đổi giấy phép lữ hành quốc tế NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau.


Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan