HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG THÀNH ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Tranh chấp đất đai là một vấn đề phức tạp, trước khi giải quyết tranh chấp này tại Tòa án thì các bên cần thực hiện hòa giải theo quy định. Sau khi có kết quả hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì các bên được phép khởi kiện tại Tòa án hoặc tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định để được giải quyết. Hãy cùng NPLAW tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai không thành thông qua bài viết dưới đây nhé!

I. Hòa giải tranh chấp đất đai không thành là gì?

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định rằng nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

làm gì khi hoà giải tranh chấp đất đai không thành

Như vậy, có thể hiểu hòa giải tranh chấp đất đai không thành là trường hợp hòa giải giữa các bên không thành hoặc hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không thành. 

II. Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì sẽ xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

“Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.”

Xử lý hòa giải tranh chấp đất đai không thành

Như vậy, hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Một số nguyên nhân khiến hòa giải tranh chấp đất đai không thànhMột số nguyên nhân khiến hòa giải tranh chấp đất đai không thành như:

  • Các bên không đồng ý hoặc một trong các bên không đồng ý với thỏa thuận đưa ra trong buổi hòa giải;
  • Các bên hoặc ít nhất một trong các bên không có thiện chí, không tham gia, vắng mặt đến buổi thứ hai theo quy định thì hòa giải không thành;
  • Sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải dẫn đến hòa giải không thành.

III. Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì làm gì?

Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp.

Làm gì sau khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

  • Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  • Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;

+) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

IV. Giải đáp các thắc mắc về hòa giải tranh chấp đất đai không thành

4.1 Thủ tục để lập Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không thành ở UBND xã là gì?

Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Hòa giải tranh chấp đất đai thế nào khi một bên không hợp tác

Căn cứ khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì sau khi tổ chức hòa giải và có kết quả hòa giải tranh chấp đất đai không thành phải được lập thành biên bản.

Trong biên bản gồm có các nội dung: 

  • Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; 
  • Thành phần tham dự hòa giải; 
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);
  • Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; 
  • Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

4.2 Hòa giải tranh chấp đất đai thế nào khi một bên không hợp tác?

Theo điểm c khoản 1 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

“Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.”

Như vậy, khi một bên không hợp tác, vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải tranh chấp đất đai không thành.

Xử lý hoà giải tranh chấp đất đai

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai theo khoản 3 Điều 202 Luật đất đai 2013.

Đồng thời, căn cứ khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định: “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.”

Sau khoảng thời gian nêu trên, nếu kết quả hòa giải không thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Như vậy, khoảng 55 ngày kể từ lúc cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn yêu cầu thì hòa giải đất đai không thành phải khởi kiện.

V. Tại sao nên tìm luật sư tư vấn khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành

Tranh chấp đất đai là một vấn đề phức tạp, được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật liên quan. Do đó việc tìm luật sư tư vấn khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành là cần thiết vì:

  • Tránh mất thời gian, chi phí đi lại khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành do không nắm rõ quy định;
  • Được đơn vị tư vấn pháp lý hỗ trợ về chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục pháp lý khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành và giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Giải quyết kịp thời, nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp. 

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp