Để đáp ứng cho nhu cầu làm đẹp của mọi người, xu hướng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ trở nên ngày càng nhiều hơn. Kéo theo đó là những phát sinh về quan hệ hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ trên thị trường cũng ngày một nhộn nhịp.
Vậy khi thực hiện hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ cần có những lưu ý nào? Cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào cho việc giao kết hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ? Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng NPLaw tìm hiểu và làm rõ một số vấn đề liên quan đến loại hợp đồng nêu trên.
Khi nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng cao, việc thành lập các viện thẩm mỹ nhằm đáp ứng các nhu cầu chính đáng đó cũng trở nên rầm rộ hơn. Quy mô thành lập được mở rộng trên khắp các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Đó cũng là lý do mà ta thường hay bắt gặp những tờ rơi, băng rôn quảng cáo hấp dẫn về những ưu đãi khi cho thuê mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ. Mặt bằng kinh doanh chính là một trong những yếu tố quyết định đến số lượng khách hàng trong tương lai ghé đến cơ sở kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ. Vị trí càng đắc địa thì sẽ càng được nhiều nhà đầu tư có nhu cầu mở cơ sở kinh doanh thẩm phẫu thuật thẩm mỹ quan tâm và chú trọng.Thực tế hiện nay, trong các hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ được giao kết đã cho thấy rằng người ta thường chú trọng đến những mặt bằng có vị trí kinh doanh tốt, địa điểm được chọn phải đông dân cư để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn. Ngoài ra, yếu tố không thể thiếu là phong thủy. Các cá nhân, tổ chức khi muốn thuê một mặt bằng đều quan tâm đến việc liệu với vị trí này có hợp với phong thủy cũng như giúp cho công việc làm ăn của họ có được thuận lợi và phát triển hay không. Hơn nữa, nó cũng là yếu tố quyết định đến giá cho thuê đối với mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ.
Có thể thấy, hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ về bản chất cũng chính là hợp đồng cho thuê tài sản và đối tượng cho thuê ở đây bất động sản. Dựa trên các điều kiện của mặt bằng cho thuê được quy định tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, có thể thấy để giao kết hợp đồng cho thuê mặt kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ thì các bên cần phải có những giấy tờ sau:
Theo quy định tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng này chủ yếu là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê trong một thời hạn và bên thuê phải trả tiền thuê. Do đó, các bên có thể thỏa thuận với nhau về các nội dung có trong hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh bao gồm số tiền đặt cọc, giá thuê hàng tháng, diện tích thuê, thời gian thuê, tình trạng mặt bằng khi bàn giao,...miễn sao không được vi phạm điều cấm của pháp luật có thể khiến hợp đồng cho thuê mặt bằng vô hiệu. Tuy nhiên, có một vài điểm cần lưu ý với bên thuê và bên cho thuê về quyền và nghĩa vụ khi thực hiện hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ như sau:
Trong hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ, bên cho thuê cần phải có quy định cụ thể về số tiền đặt cọc, vì đây giống như khoản tiền để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Bên cho thuê nên quy định số tiền đặt cọc đủ để sửa chữa, khắc phục những hư hỏng mà bên thuê có thể gây ra, hoặc phòng trường hợp bên thuê vi phạm nghĩa vụ thanh toán để bên cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng mà vẫn không hết số tiền đã đặt cọc. Từ đó, phát sinh thêm một vấn đề cần lưu ý là quy định về phạt hợp đồng. Bên cho thuê cần phải có điều khoản quy định chặt chẽ để bảo đảm quyền lợi của mình nếu bên thuê vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê. Phải có các mốc thời gian thanh toán tiền thuê và thời hạn được trễ tối đa là bao nhiêu. Ngoài ra, khi bàn giao mặt bằng thì cần chú ý đến hiện trạng, để phòng các tranh chấp phát sinh trong quá trình cho thuê, có thể tiến hành lập vi bằng.
Đối với bên thuê, với mục đích kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ thì cần xác định thời hạn thuê sao cho hợp lý và thống nhất với bên cho thuê về các chi phí sẽ có trong hợp đồng. Cần xem xét kỹ xem hợp đồng có quy định về các mức giá, chi phí được thay đổi theo giá thị trường hay không? Nếu có thay đổi thì cần phải báo trước hay có sự đồng ý của bên thuê hay không? Hơn nữa, trước khi ký kết hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ thì bên thuê cần phải xác minh tính pháp lý của mặt bằng mà mình muốn thuê để biết liệu nó có đáp ứng đủ điều kiện để cho thuê hay không. Có thể yêu cầu bên cho thuê cung cấp các giấy tờ liên quan chứng minh họ là chủ sở hữu đối với tài sản đó. Ngoài ra, cần phải thỏa thuận về những quyền của mình đối với bất động sản cho thuê như có được sửa chữa, thay đổi kết cấu mặt bằng để phù hợp hơn với việc kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ hay không?
Như vậy, đó là một số điểm cần lưu ý đối với cả bên cho thuê và bên thuê trước khi tiến hành giao kết hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ.
Bên cho thuê mặt bằng chỉ được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên thuê vi phạm nghĩa vụ thuê, bao gồm các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở 2014. Theo đó, nếu như chưa hết thời hạn cho thuê mà bên thuê lấy lại mặt bằng với lý do cho bên khác cho thuê cao hơn thì không thuộc trường hợp pháp luật cho phép. Do đó, bên thuê có quyền khởi kiện để yêu cầu bên cho thuê mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ này thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại.
Tùy vào mức doanh thu từ việc kinh doanh cho thuê mặt bằng, có trường hợp được miễn thuế nhưng có trường hợp phải đóng thuế bao gồm các loại thuế đó là lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, lệ phí môn bài. Đây là loại thuế mà hộ kinh doanh (chủ nhà cho thuê) phải đóng nếu có doanh thu hàng năm đạt trên mức 100 triệu đồng. Mức lệ phí môn bài phải nộp sẽ dựa vào số vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh và doanh thu bình quân hàng năm của hộ đó. Cụ thể, mức nộp lệ phí này được quy định trong Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP như sau:
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm, lệ phí phải nộp 1 triệu đồng/năm.
Doanh thu từ 300 - 500 triệu đồng, lệ phí phải nộp 500.000 đồng/năm.
Doanh thu từ 100 - 300 triệu đồng, lệ phí phải nộp 300.000 đồng/năm.
Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC về nguyên tắc tính thuế thì hộ gia đình, cá nhân thực hiện hoạt động cho thuê mặt bằng kinh doanh phát sinh trên 100 triệu đồng trong năm dương lịch thì thuộc trường hợp chịu thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, nếu bên cho thuê mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ mà có mức doanh thu thuộc vào các trường hợp nêu trên thì có thể phải đóng các loại phí như lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của NPLaw đối với loại hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh phẫu thuật thẩm mỹ, đồng thời giải đáp một số thắc mắc mà NPLaw ghi nhận thường gặp liên quan đến loại hợp đồng này trên thực tế.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn