Kháng cáo là một trong những cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án. Vậy, kháng cáo bản án sơ thẩm cùng các vấn đề pháp lý có liên quan là gì? Hãy cùng NPLaw theo dõi bài viết dưới đây.
Hiện nay, chưa có một định nghĩa chung về kháng cáo. Theo Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp có thể hiểu kháng cáo như sau:
Kháng cáo là hành vi chống án, yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật trong trường hợp đương sự không đồng ý với toàn bộ bản án hoặc một phần của bản án, quyết định sơ thẩm.
Bản án dân sự sơ thẩm là văn bản tố tụng do hội đồng xét xử sơ thẩm lập, thể hiện quyết định của toà án về xét xử vụ án dân sự lần đầu.Như vậy, kháng cáo bản án sơ thẩm có thể được hiểu như sau: là hành vi chống án, yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử phúc thẩm đối với bản án xét xử lần đầu tiên chưa có hiệu lực pháp luật trong trường hợp đương sự không đồng ý với toàn bộ bản án hoặc một phần của bản án, quyết định sơ thẩm.
Muốn kháng cáo bản án sơ thẩm đương sự là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo đối với bản án dân sự sơ thẩm hoặc đương sự không thể tự mình làm đơn kháng cáo có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo.
Như vậy, khi các đương sự không đồng ý với bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật thì có thể là đơn kháng cáo bản án sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Căn cứ Điều 271 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định các đối tượng có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm như sau:
Như vậy, những đối tượng trên có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm khi cho rằng bản án sơ thẩm không đúng.
Căn cứ Khoản 1 Điều 271 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định nội dung chính trong đơn kháng cáo bản án sơ thẩm như sau:
Như vậy, khi những đối tượng có quyền kháng cáo khi làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm cần phải có đầy đủ những nội dung chính như trên.
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 8 Điều 271 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định hồ sơ cần chuẩn bị để kháng cáo bản án sơ thẩm bao gồm:
Căn cứ và các Điều 274 đến Điều 321 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) quy định trình tự, thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đơn kháng cáo
Người có quyền kháng cáo chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật để nộp đơn lên Tòa án cấp phúc thẩm
Bước 2: Tòa án xem xét
Tại khoản 1 Điều 274 BLTTDS 2015 Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 272 của Bộ luật này.
Bước 3: Thông báo chấp nhận đơn kháng cáo
Khi đã chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo (kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo) (khoản 1 Điều 277 BLTTDS 2015)
Bước 4: Gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo đến Tòa án cấp phúc thẩm
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, người kháng cáo đã nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm (Điều 283 BLTTDS 2015)
Bước 5: Tòa án cấp phúc thẩm nhận hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo và vào sổ thụ lý
Bước 6: Xem xét và ban hành các quyết định phù hợp đối với kháng cáo
Theo quy định tại khoản 1 Điều 286 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án (Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng), tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
Căn cứ Khoản 4 Điều 274 BLTTDS 2015 Tòa án có quyền trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau:
Như vậy, khi thuộc vào một trong các trường hợp trên tòa án sẽ trả lại đơn kháng cáo bản án sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ Khoản 1 Điều 333 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm hình sự như sau:
“Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.”Như vậy, thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm hình sự là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Căn cứ kHoản 1 và Khoản 3 Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm được xác định như sau:
Như vậy, đối với thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Căn cứ Điều 271 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định người có quyền kháng cáo như sau:
“Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.”
Như vậy, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề kháng cáo bản án sơ thẩm như thế nào? Trong quá trình tìm hiểu bài viết nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc muốn tìm hiểu kỹ hơn hãy liên hệ với chúng tôi. Hãng luật NPLaw sẽ cung cấp dịch vụ một cách kịp thời và chi tiết nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn