Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự nói riêng và quy định pháp luật tại Việt Nam nói chung thì Giám định thương tích là hành động cần thiết và được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định nhằm thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá, xác lập chứng cứ, phục vụ điều tra, xử lý vụ án hình sự.
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa định nghĩa cụ thể về khái niệm “giám định thương tích”. Tuy nhiên, qua nghiên cứu Bộ luật Tố tụng hình sự chúng ta có thể hiểu giám định thương tích được xem là hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền theo quy định pháp luật ra quyết định yêu cầu những người có kiến thức chuyên môn phù hợp trong các lĩnh vực y tế, khoa học, kỹ thuật,... theo quy định pháp luật để nghiên cứu và đưa ra kết luận về những thương tích cần làm rõ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Trên cơ sở cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết giám định thương tích để phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự sẽ ra quyết định trưng cầu giám định.
Căn cứ Điều 12 Luật giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020), cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bao gồm:
Theo Điều 26 Luật giám định tư pháp 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 thì hồ sơ cần chuẩn bị yêu cầu giám định thương tích gồm:
Văn bản yêu cầu giám định/đề nghị giám định;
Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
+ Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
+ Nội dung yêu cầu giám định;
+ Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
+ Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
+ Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
+ Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Bước 1: Người có quyền yêu cầu giám định thương tích đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định theo quy định pháp luật hoặc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
Bước 2: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu.
Bước 3: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định gửi kết quả giám định cho cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định theo đúng thời hạn pháp luật quy định.
Theo Điều 208 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì thời hạn giám định thương tích (không quá 09 ngày), trừ giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: “Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động”. Vì vậy giám định thương tật cho người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe là trường hợp bắt buộc theo quy định pháp luật hiện hành.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì bị hại có nghĩa vụ chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nếu họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì sẽ bị dẫn giải theo khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Theo Điều 211 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc giám định có thể được tiến hành lại nếu có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Khi đó, việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện. Như vậy, người tham gia tố tụng có quyền yêu cầu giám định thương tích lại khi có sự nghi ngờ về kết luận giám định lần đầu là không chính xác .
Trên đây là những nội dung nói về giám định thương tích, hy vọng có ích cho độc giả. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NP Law) với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ mọi thắc mắc của khách hàng và cung cấp các dịch vụ pháp lý như sau:
Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ NPLaw để được tư vấn giải quyết. Trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn