Hiện nay, khi chuyển tiền, người dân không cần phải đến quầy giao dịch của ngân hàng mà chỉ cần thực hiện vài thao tác trên điện thoại là có thể chuyển được tiền. Tuy nhiên, khi sử dụng phương thức này, tồn tại một số rủi ro như nhập thông tin người nhận sai hoặc chuyển sai chi nhánh ngân hàng, đặc biệt là chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác. Vậy làm sao để hiểu thế nào là không trả lại tiền do người khác chuyển nhầm và những vấn đề liên quan xoay quanh về không trả lại tiền do người khác chuyển nhầm như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.
Trong thời đại công nghệ số ngày nay, các giao dịch chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng trở nên phổ biến và thuận tiện. Hiện nay, khi chuyển tiền, người dân không cần phải đến quầy giao dịch của ngân hàng mà chỉ cần thực hiện vài thao tác trên điện thoại là có thể chuyển được tiền. Tuy nhiên, khi sử dụng phương thức này, tồn tại một số rủi ro như nhập thông tin người nhận sai hoặc chuyển sai chi nhánh ngân hàng, đặc biệt là chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác.
Chuyển nhầm tiền cho người khác được hiểu là một hành động không chú ý gửi tiền đến tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử của một người khác, không phải là người nhận dự định. Đây cũng là hành động gửi tiền cho người khác không đúng như ý định ban đầu của người gửi. Điều này có thể xảy ra do một số lý do, chẳng hạn như:
Khi chuyển nhầm tiền cho người khác, sai người nhận trong danh sách liên hệ hoặc đơn giản là nhầm lẫn. Khi chuyển nhầm tiền, người gửi tiền sẽ mất số tiền đã gửi và không thể rút lại. Trong trường hợp này, người gửi tiền cần liên hệ với ngân hàng để yêu cầu hỗ trợ và cố gắng liên hệ với người nhận tiền để yêu cầu trả lại số tiền đã chuyển nhầm.
Căn cứ Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản như sau:
“Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”
Theo Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền khác đối với tài sản như sau:
“Quyền khác đối với tài sản
1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
a) Quyền đối với bất động sản liền kề;
b) Quyền hưởng dụng;
c) Quyền bề mặt.”
Theo quy định trên, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Tuy nhiên, chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
Như vậy, chủ tài khoản có quyền đòi lại số tiền chuyển khoản nhầm từ người được chuyển khoản nhầm (chiếm hữu tiền không có căn cứ pháp luật).
Tại khoản 1 Điều 105 Bộ Luật Dân sự 2015 thì tiền chính là loại tài sản.
Việc chiếm hữu tiền tức là chiếm hữu tài sản, chỉ được xem là có căn cứ pháp luật nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 165 Bộ Luật Dân sự 2015 (được chủ sở hữu ủy quyền, chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp, tài sản vô chủ…).
Chuyển tiền nhầm không thuộc các trường hợp nêu trên, vì thế việc chiếm hữu số tiền là không có căn cứ pháp luật, người chuyển tiền nhầm có quyền đòi lại. Khi được yêu cầu trả tiền, người được chuyển nhầm tiền có nghĩa vụ hoàn trả cho người chuyển nhầm.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN khi cá nhân chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác thì:
Đồng thời tại điều 165 Bộ luật dân sự 2015 thì người nhận được tiền chuyển khoản nhầm phải trả lại số tiền này như sau:
Như vậy, về nguyên tắc người nhận được tiền chuyển nhầm phải thực hiện trả lại khoản tiền này cho người nhận được. Nếu có tình chiếm đụng mà gây ra thiệt hại cho người khác thì có thể phải bồi thường thiệt hại cho người chuyển nhầm
Theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
“Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”
Theo đó, người không trả tiền chuyển khoản nhầm có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng về hành vi chiếm giữ tài sản của người khác.
Đồng thời còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng đối với hành vi vi phạm của mình như các quy định nêu trên.
Căn cứ Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, điểm b khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:
“Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, nếu người không trả tiền chuyển khoản nhầm có giá trị sẽ phạm tội nếu tiền chuyển khoản nhầm đó trên 10 triệu đồng.
Cụ thể, nếu người chiếm đoạt tiền chuyển khoản nhầm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nếu số tiền chiếm đoạt trị giá 200.000.000 đồng trở lên thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Bước 1: Lưu giữ hình ảnh, hoá đơn giao dịch chứng minh chuyển nhầm tiền.
Bước 2: Đến bất cứ điểm giao dịch nào của ngân hàng liên hệ hỗ trợ xử lý nhanh chóng.
Bước 3: Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp các giấy tờ hình ảnh liên quan cùng mẫu đơn theo quy định.
Bước 4: Ngân hàng sẽ kiểm tra lại thông tin cá nhân, số tiền chuyển nhầm rồi gọi điện thoại liên hệ với người tiền nhầm để yêu cầu hoàn trả.
Bước 5: Kết thúc quá trình yêu cầu chuyển hoàn số tiền chuyển nhầm
heo quy định tại Mục 2, Điều 33, Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về trách nhiệm của ngân hàng có tài khoản nhận nhầm và tài khoản của người chuyển nhầm cụ thể như sau: Căn cứ vào yêu cầu của người chuyển, ngân hàng đầu chuyển sẽ gửi yêu cầu hủy giao dịch sang cho ngân hàng đầu nhận. Ngân hàng đầu nhận sẽ làm việc với người nhận được tiền. Nếu người nhận tiền đồng ý trả lại và đảm bảo có đủ tiền để trả lại, ngân hàng đầu nhận sẽ hoàn trả lại tiền cho ngân hàng đầu chuyển.
Trong trường hợp người nhận tiền không đồng ý trả lại tiền hoặc không liên lạc được với người nhận tiền hay không đủ tiền trong tài khoản để hoàn lại ngân hàng sẽ thông báo lại cho bên đầu ngân hàng chuyển để gửi thông tin đến người chuyển.
Trong các tình huống bất khả kháng phía đầu ngân hàng sẽ hỗ trợ liên hệ tối đa 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu hoàn trả. Sau thời gian này ngân hàng sẽ gửi thông báo đến người chuyển nhầm và sau đó ngừng hỗ trợ.
Trường hợp bên đầu nhận cố ý không hoàn lại tiền ngân hàng có thể hướng dẫn người chuyển nhầm làm thủ tục khởi kiện.
Ngoài ra, để tránh việc nhầm lẫn gây ra hậu quả không mong muốn cho người dùng, một số ngân hàng đã cố ý bôi màu tên người thụ hưởng và số tiền chuyển để tạo sự chú ý cho khách hàng trước khi xác nhận giao dịch.
Mặt khác, hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cho phép lưu lại danh sách thụ hưởng, bao gồm đầy đủ thông tin về tên, số tài khoản, ngân hàng. Việc này sẽ rất thuận tiện và loại bỏ những nhầm lẫn cho các giao dịch về sau.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề không trả lại tiền do người khác chuyển nhầm. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn