Khuyến mại là một hình thức xúc tiến thương mại vô cùng phổ biến hiện nay và được các thương nhân sử dụng thường xuyên để gia tăng sức bán cho hàng hóa, dịch vụ của mình. Vậy khuyến mại là gì? Pháp luật quy định như thế nào về khuyến mại?
Khoản 1 Điều 88 Luật thương mại năm 2005 định nghĩa khuyến mại như sau: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.”
Khuyến mại và khuyến mãi thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau vì cách phát âm gần tương tự, tuy nhiên đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có thể phân biệt khuyến mãi và khuyến mại qua một số tiêu chí sau :
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định ( được quy định tại Điều 88 Luật thương mại năm 2005)
Khuyến mãi là hoạt động tác động đến người bán hàng ( đại lý bán hàng, khách hàng trung gian, người phân phối) nhằm kích thích việc mua bán hàng hóa ( định nghĩa này không có quy định pháp luật)
Mục đích của khuyến mại là hướng đến người tiêu dùng, khuyến khích mua và sử dụng sản phẩm hàng hóa => tăng sức mua hàng
Mục đích của khuyến mãi là hướng tới người bán ( đại lý bán hàng, khách hàng trung gian, người phân phối) nhằm nâng cao doanh số bán hàng => tăng sức bán hàng
Chèn ảnh khuyến mại
Bản chất của khuyến mại là nhằm tăng doanh thu, kích cầu tiêu dùng và giảm hàng tồn kho
Bản chất của khuyến mãi là giải phóng hàng tồn kho; nâng cao doanh số và nếu như càng bán được nhiều thì người bán hàng sẽ càng được nhà sản xuất thưởng nhiều.
Hình thức khuyến mại được quy định tại Điều 92 Luật thương mại năm 2005
Hình thức của khuyến mãi bao gồm: thưởng doanh số, tặng quà, thưởng du lịch,…
Theo quy định tại Điều 93 Luật thương mại 2005 và Điều 5 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ được thương nhân sử dụng các hình thức khuyến mại để xúc tiến việc bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ đó, trong đó:
Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật.
Tiền có thể được sử dụng như hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trừ các trường hợp khuyến mại theo quy định tại các Điều 8, Điều 10, Điều 11 Nghị định 81/2018/NĐ-CP
Khuyến mại có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân.
Để tăng cơ hội thương mại, thương nhân có thể trực tiếp tổ chức thực hiện việc khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh. Quan hệ dịch vụ này được hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân cung cấp dịch vụ.
Thứ hai, mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ.
Để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa dịch vụ.
Thứ ba, về cách xúc tiến thương mại
Thương nhân dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, trạng thái cạnh tranh trên thị trường, điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, thương nhân có thể sử dụng một số cách xúc tiến như tặng quà, hàng mẫu để dùng thử, giảm giá sản phẩm,... hoặc là các lợi ích vật chất khác.
Điều 92 Luật thương mại năm 2005 quy định gồm những hình thức khuyến mại sau:
Không phải bất cứ hoạt động khuyến mại nào cũng được phép thực hiện. Nếu những hành vi khuyến mại gây ảnh hưởng đến an toàn công cộng và trật tự xã hội, vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ bị cấm. Điều 100 Luật thương mại năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động như sau:
Khoản 1 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định: “Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định này.”
Chèn ảnh hàng hóa được giảm tối đa 50%
Khoản 4 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định:
Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%. Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 100% cũng được áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo các quy định trên thì khoảng thời gian từ 13/2-15/2 không thuộc chương trình khuyến mại tập trung nên công ty vàng bạc đá quý chỉ được giảm tối đa 50% giá trị trang sức. Việc giảm giá 55% là trái với quy định pháp luật.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật) có nghĩa vụ thông báo, đăng ký thực hiện khuyến mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 33 Nghị định 98/2020/NĐ/CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 24 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, nếu thương nhân có hành vi: “Không thông báo, thông báo sửa đổi (gọi chung là thông báo) hoặc không đăng ký, đăng ký sửa đổi (gọi chung là đăng ký) với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định khi thực hiện khuyến mại hoặc thông báo, đăng ký không đúng với thực tế;” thì sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Vì vậy, khi thực hiện hoạt động khuyến mại, thương nhân cần thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định: “Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
Như vậy, theo quy định trên, thời gian khuyến mại bằng hình thức giảm giá không được vượt quá 120 ngày trong một năm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn