Kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Việt Nam

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí của con người ngày càng tăng cao, đặc biệt là du lịch. Theo quy luật cung cầu, du lịch phát triển thì kinh doanh dịch vụ lưu trú cũng ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những giá trị hình thức này đem lại là những vướng mắc về mặt pháp lý khó giải quyết. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thường loay hoay và lúng túng trước giấy phép kinh doanh của hình thức này.

NPLaw luôn hướng đến những giải pháp thực tiễn, đảm bảo cho khách hàng đạt được các mục tiêu và yêu cầu tư vấn phát sinh trong quá trình đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. 

Để hiểu rõ hơn về giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú, dưới đây NPLaw xin cung cấp cho khách hàng một số thông tin như sau:

I. Thực trạng về giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú 

Việt Nam là nước có tiềm năng du lịch lớn với nhiều thuận lợi, được mệnh danh là đất nước “rừng vàng biển bạc”, con người hòa đồng hiếu khách, chi phí du lịch không hề đắt đỏ như trời Tây,... Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển thông qua việc cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú Cùng NPLaw tìm hiểu thực trạng của vấn đề này dưới đây:

Theo quy định của Luật du lịch 2017 thì Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Như vậy có thể hiểu rằng  kinh doanh dịch vụ lưu trú là ngành nghề cung cấp các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu lưu trú của khách du lịch ngắn hạn và dài hạn kèm theo các dịch vụ khác như: nhà hàng, ăn uống, giải trí, chăm sóc sức khỏe,..

Các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm:

  • Các loại hình Khách sạn như: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.
  • Biệt thự, căn hộ, nhà nghỉ du lịch;
  • Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê;
  • Tàu thủy lưu trú du lịch;
  • Bãi cắm trại du lịch.

II. Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú

Căn cứ Điều 49 Luật Du lịch 2017 để kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch cần:

  • Có đăng ký kinh doanh hình thức này theo quy định pháp luật
  • Có thể đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.
  • Có thể đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Cụ thể:

  • Đối với khách sạn, làng du lịch: Phòng ốc tiện nghi, không xuống cấp, đầy đủ trang thiết bị, dịch vụ tùy vào mỗi loại, mỗi hạng.
  • Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch: bảo đảm tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng.
  • Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác: bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh.

III. Hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú

NPLaw thông tin đến bạn cách để đăng ký giấy phép kinh doanh một cách nhanh gọn nhất như sau:

3.1 Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lưu trú

Thứ nhất, phải có đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

Thứ hai, cần có bản tự đánh giá chất lượng theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;

Trong hồ sơ cần phải có danh sách người quản lý và nhân viên;

Thứ ba, không thể thiếu bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.

3.2 Thủ tục giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch thẩm định nếu cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao; gửi đến Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định với các hạng thấp hơn.

IV. Những thắc mắc thường gặp khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú

NPLaw xin phép giải đáp một số vấn đề mà khách hàng thường gặp phải:

4.1 Các loại giấy phép cần có để xin cấp giấy kinh doanh dịch vụ lưu trú 

Ở phía trên NPLaw đã đề cập đến hồ sơ cần có những gì. Tuy nhiên, các giấy tờ trên vẫn còn chung chung, NPLaw cụ thế hóa nó đến bạn như sau:

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về Phòng cháy và chữa cháy
  • Bản sao có hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản khai lý lịch người đứng đầu theo pháp luật của cơ sở hoặc bản khai nhân sự

4.2 Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú

Bên cạnh những vướng mắc về thủ tục thì thời gian cũng là một trong những yếu tố được các cá nhân, tổ chức quan tâm hàng đầu. Vậy thời hạn cấp giấy phép có mất quá nhiều thời gian không? NPLaw xin thông tin đến bạn: Sau 30 ngày cơ sở lưu trú du lịch sẽ nhận được kết quả khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định.

4.3 Kinh doanh lưu trú không giấy phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo Điểm a khoản 4 Điều 46, Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng, đồng thời buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chính vì vậy, dù muốn hay không các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu cũng sẽ phải đăng ký kinh doanh.

V. Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú là thủ tục vô cùng phức tạp, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan