KINH DOANH TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ

Trò chơi điện tử là một trong những cách giải trí của mọi người sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng, trò chơi điện tử giúp con người giảm stress, căng thẳng và mệt mỏi, tuy nhiên việc lạm dụng trò chơi điện tử có thể gây những tác hại xấu đặc biệt là ở giới trẻ có thể dẫn đến tình trạng nghiện điện tử dẫn đến những hành vi trộm cắp, thậm chí là giết người, cướp của để có tiền chơi trò chơi điện tử. Vậy thủ tục, điều kiện để kinh doanh trò chơi điện tử như thế nào? Hãy cùng chúng tôi phân tích qua bài viết dưới đây. 

                                            Thực trạng kinh doanh trò chơi điện tử hiện nay 

  • Theo quy định, kinh doanh trò chơi điện tử (game online) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều tình trạng quán game online vi phạm các quy định như: mở thâu đêm suốt sáng, mở gần cổng trường, cài đặt trò chơi chưa được cấp phép… Dẫn đến những hệ lụy xấu cho xã hội nhất là học sinh, sinh viên bị sa đà vào trò chơi điện tử, bỏ bê công việc, học hành. 

 1. Kinh doanh trò chơi điện tử là gì? Các loại hình trò chơi điện tử phổ biến hiện nay

  • Kinh doanh trò chơi điện tử là việc cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử với mục đích đạt được lợi nhuận. 
  • Các loại hình trò chơi điện tử phổ biến hiện nay như: Máy chơi game cầm tay, máy bắn bi, trò chơi đổi thưởng, máy đánh bạc, trò chơi âm thanh, trò chơi video…

2. Phân loại trò chơi điện tử 

  • Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, trò chơi điện tử được phân loại thành hai mục chính: 

+) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ: Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1); trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (trò chơi G2); trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (trò chơi G3); trò chơi điện tưt được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (trò chơi G4).

+) Phân loại theo độ tuổi: Trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, được ký hiệu là 18+); trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+); trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+). 

III. Quy định về pháp luật kinh doanh trò chơi điện tử 

Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 103/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Điều 7 Nghị định 142/2018/NĐ-CP quy định cụ thể về điều kiện và hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử: 

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử phải có các điều kiện sau: 

+) Cửa hàng trò chơi điện tử phải cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200m trở lên; 

+) Trang thiết bị đảm bảo chất lượng âm thanh, hình ảnh; hình thức trang thiết bị phù hợp thẩm mỹ Việt Nam. 

  • Khi hoạt động, tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử phải tuân theo các quy định sau: 

+) Nội dung trò chơi điện tử phải lành mạnh, không vi phạm các quy định cấm tại quy chế này; 

+) Không được hoạt động sau 10 giờ đêm đến 8 giờ sáng. 

  • Nghiêm cấm tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử có tính chất đánh bạc 

Như vậy, để mở được tiệm kinh doanh trò chơi điên tử cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên. 

  • Theo Điều 35 Nghị định 72/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP quy định điều kiện để xin giấy phép kinh doanh internet, game, trò chơi điện tử, cá nhân/ hộ gia đình phải đảm bảo một số điều kiện, quy định như sau: 

                              Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh trò chơi điện tử 

+) Để kinh doanh quán game cũng như có giấy phép kinh doanh internet game, trò chơi điện tử, cá nhân/hộ gia đình phải đảm bảo một số điều kiện, quy định sau: 

+) Quy định về địa điểm và mặt bằng: Diện tích sử dụng cho mỗi máy tính tối thiểu là 1m2, tất cả các màn hình máy tính, thiết bị nghe nhìn làm dịch vụ phải bố trí lắp đặt đảm bảo cho người quản lý có khả năng quan sát dễ dàng; 

+) Có trang bị các phương tiện: tiêu lệnh, sơ đồ phòng máy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

+) Có biện pháp bảo vệ: cơ sở phải đảm bảo môi trường, vệ sinh, âm thanh, ánh sáng và các điều kiện khác để bảo vệ an toàn, sức khỏe cho người sử dụng dịch vụ;

+) Địa điểm kinh doanh đại lý internet: phải cách trường học trên 100m, riêng đối với đại lý internet công cộng có cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến (online games) thì địa điểm kinh doanh phải cách trường học mẫu giáo đến trung học phổ thông trên 200m. 

  • Theo Điều 23đ Nghị định 27/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ xin giấy phép kinh doanh internet: 

+) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu;

+) Bản sao có chứng thực giấy đăng ký kinh doanh cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; 

+)  Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đối với trường hợp chủ điểm là cá nhân;

+) Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của cá nhân đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp quản lý điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đối với trường hợp chủ điểm là tổ chức, doanh nghiệp.

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến kinh doanh trò chơi điện tử

  • Theo điểm a khoản 3 Điều 105 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện như sau: 

“Điều 105. Vi phạm quy định về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: 

  1. Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử.” 

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thì bị xử phạt theo quy định như trên. Trường hợp mức xử phạt áp dụng đối với các cá nhân kinh doanh thì mức phạt tiền bằng 1/2 theo Điều 4 của nghị định này.

2. Kinh doanh trò chơi điện tử không giấy phép có bị phạt không? 

Đối với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử không giấy phép có thể sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Với cá nhân kinh doanh thì mức phạt tiền bằng 1/2 số tiền trên tùy theo mức độ vi phạm. 

3. Trò chơi điện tử không được phép kinh doanh? 

Những trò chơi điện tử có thưởng sẽ không được phép kinh doanh khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc các hành vi bị nghiêm cấm trong

                                         Vấn đề kinh doanh trò chơi điện tử có liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào? 

kinh doanh trò chơi điện tử như: Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng không đúng với nội dung được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh, tổ chức cá cược trực tiếp giữa người chơi với người chơi dựa trên kết quả của các trò chơi điện tử có thưởng tại điểm kinh doanh…

V. Vấn đề kinh doanh trò chơi điện tử có liên hệ với Luật sư không? Liên hệ như thế nào? 

Kinh doanh trò chơi điện tử là ngành nghề có điều kiện, với phân tích trên của NPLAW gửi đến quý độc giả. Nếu quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần  giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau: 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan