Hiện nay, nhiều Khách hàng quan tâm đến vấn đề rút vốn ra khỏi công ty cổ phần. Nắm bắt được yêu cầu đó, NPLaw gửi đến các Khách hàng các vấn đề liên quan đến rút vốn Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của cổ đông như sau: “Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.”
Khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.”
Như vậy, cổ đông sáng lập hoặc cổ đông của công ty cổ phần không được rút vốn khỏi công ty cổ phần. Nếu cổ đông sáng lập hoặc cổ đông muốn rút vốn ra khỏi Công ty thì phải thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác.
Cổ đông sáng lập cần lưu ý rằng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác. Nếu chuyển nhượng cho cá nhân hoặc tổ chức không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
TÊN DOANH NGHIỆP Số: ….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BIÊN BẢN HỌP
(Vv rút vốn cổ đông )
Căn cứ luật Doanh nghiệp 2020;
Căn cứ Điều lệ … (tên doanh nghiệp );
Căn cứ tình trạng hoạt động của … (tên doanh nghiệp )
Hôm nay, vào lúc … giờ … phút ngày … tháng … năm …..
Trụ sở chính tại: …………………………………………………………………………..
Giấy chứng nhận kinh doanh số: …………….
Do phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch và đầu tư: …………….. cấp ngày: ………………
Chúng tôi gồm có: ………………………………………………………………………….
Ông/Bà …………………………………….. số cổ phần ………………- Chủ tọa cuộc họp
Ông/Bà:……………………………….. , số cổ phần …………………..- Cổ đông
Ông/Bà ……………………………….., số cổ phần ………………….- cổ đông
Ông/Bà:……………………………………- Thư ký cuộc họp
Tổng số thành viên tham dự: ……………….. chiếm ………………% số vốn có quyền biểu quyết.
Căn cứ số thành viên tham dự và điều kiện tiến hành họp hội đồng thành viên quy định tại Điều lệ công ty … cuộc họp đã diễn ra gồm các thành viên:
Sau khi nghe tất cả các ý kiến thảo luận đã được đưa ra tại cuộc họp, chủ tọa cuộc họp đã tóm tắt lại các ý kiến và thông báo biểu quyết vấn đề sau:
Đồng ý cho Ông (bà ): …………………………………………………………………..
Giới tính: ……………… Quốc tịch: ………………….. Sinh ngày:……………………..
Số CMND/CCCD: ………………………Cấp ngày:……………Tại: …………………….
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………….
Rút vốn cổ đông từ ngày: …. Tháng … năm …. Bằng hình thức chuyển nhượng …………cổ phần cho Ông/Bà ………………….
Doanh nghiệp, cổ đông cam kết thực hiện đúng quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp có cổ đông góp vốn thuộc vốn nhà nước.
Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung này.
CHỦ TỌA CUỘC HỌP (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên |
THƯ KÝ (Ký tên, đóng dấu) |
Ví dụ: Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 1.000.000.000 đồng. Cổ đông A sở hữu 30% cổ phần, cổ đông B sở hữu 50% cổ phần, cổ đông C sở hữu 20% cổ phần. Cổ đông A muốn rút vốn khỏi công ty cổ phần. Giá trị cổ phần cổ đông A muốn rút như sau:
1.000.000.000 x 30% = 300.000.0000 đồng
Trả lời: Khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của cổ đông như sau: “Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
Như vậy, cổ đông thực hiện việc rút vốn khi được Công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Để mua lại cổ phần của cổ đông thì cổ đông phải thực hiện chuyển nhượng cổ phần cho công ty hoặc cho người khác có nhu cầu mua cổ phần của cổ đông.
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2020: “Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông”
Như vậy, Công ty được quyền trả lại vốn góp bằng tài sản cố định cho cổ đông theo sự thỏa thuận của các bên, với điều kiện Công ty đã kinh doanh hoạt động liên tục từ 02 năm trở lên và phải đảm bảo các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản sau khi hoàn trả vốn góp là tài sản cố định cho cổ đông.
Sau khi trả phần vốn góp bằng tài sản cố định cho cổ đông thì Công ty phải thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Các nội dung trên sẽ giúp phần nào khách hàng hiểu thêm về rút vốn khỏi Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trên thực tế, việc thực hiện thủ tục rút vốn khỏi Công ty cổ phần không hề đơn giản, rủi ro pháp lý cao và tốn rất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, quý khách hàng nên tìm một hãng luật uy tín để giúp khách hàng tháo gỡ các vướng mắc pháp lý nêu trên, và chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi làm được điều đó cho Khách hàng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn