Khi một cá nhân trước khi mất, thường viết di chúc để lại tài sản cho các con cháu, vợ hoặc chồng thừa hưởng theo đúng ý nguyện của họ. Hiện nay, việc mở rộng thị trường, giao lưu với các nước bạn bè năm châu, dẫn đến có nhiều trường hợp người để lại di chúc là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Vậy trong trường hợp đó, thừa kế di chúc có yếu tố nước ngoài như thế nào là hợp pháp, rất ít người có thể biết được điều đó. Do vậy, NP LAW xin gửi đến bạn đọc về những vấn đề liên quan đến nội dung Di chúc có yếu nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài”.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, di chúc có yếu tố nước ngoài là di chúc có một hoặc một số đặc điểm liên quan đến nước ngoài, cụ thể như:
Một di chúc có yếu tố nước ngoài có hiệu lực pháp lý nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 681 Bộ luật Dân sự thì, năng lực lập di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.
“Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật”.
Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
“Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, nếu cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu” – khoản 1 Điều 425 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Thứ nhất, áp dụng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hoặc pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hoặc pháp luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì được xác định theo lựa chọn của các bên.
Thứ ba, trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 680 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết”.
Như vậy, các vấn đề về nội dung của di chúc, thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế không liên quan đến bất động sản thì đều được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
Còn đối với trường hợp thừa kế đối với bất động sản thì áp dụng theo pháp luật của nước nơi có bất động sản, cụ thể, khoản 2 Điều 680 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản”.
Khoản 2 Điều 680 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản”. Bất động sản là một loại tài sản đặc biệt, do đặc tính gắn liền với đất đai, mà đất đai là một phần lãnh thổ của quốc gia, không thể sinh sôi, vì vậy việc thực hiện quyền thừa kế với loại tài sản này sẽ có những điểm khác biệt. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được hiểu là người hưởng di sản thừa kế hay người còn sống có được sở hữu bất động sản hay không hoàn toàn do pháp luật của nước nơi có bất động sản quy định.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 620 Bộ luật Dân sự thì người nhận di sản theo di chúc có yếu tố nước ngoài có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Nếu trong trường hợp, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nảy sinh và rơi vào trường hợp di sản không có người thừa kế thì căn cứ vào khoản 1 Điều 680 thì sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật nước mà người để lại di sản trước khi mất nếu di sản là động sản.
Còn nếu di sản là bất động sản thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật nước có bất động sản.
Căn cứ pháp lý: Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015.
Tóm lại, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là một vấn đề vô cùng phong phú, quan hệ này xảy ra vượt ra ngoài phạm vi của một quốc gia và đây là một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài cũng được pháp luật các quốc gia xây dựng rất chặt chẽ.
Để có thể giúp Quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, NP LAW với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế cung cấp dịch vụ pháp lý tư vấn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục về khai nhận di sản thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài:
Hãy liên hệ với NP LAW để được tư vấn về thủ tục khai nhận di sản thừa kế và thực hiện các dịch vụ nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn