Việc nợ lương nhân viên không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho cả người lao động và doanh nghiệp. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống và tinh thần của người lao động, việc này còn làm giảm uy tín và hiệu quả hoạt động của công ty. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các quy định pháp lý liên quan đến việc nợ lương và các biện pháp mà người lao động có thể áp dụng để bảo vệ quyền lợi của mình
Thực trạng công ty nợ lương đang trở thành một vấn đề nan giải tại Việt Nam. Hằng năm vẫn có hàng triệu công nhân vẫn đang mòn mỏi chờ nhận lương từ các công ty. Vấn đề này không chỉ gây ra lo lắng cho người lao động mà còn tạo ra sức ép đối với nền kinh tế và xã hội.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này bao gồm khó khăn tài chính của doanh nghiệp, sự quản lý yếu kém và tác động khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần có những biện pháp quyết liệt và hỗ trợ kịp thời từ phía chính phủ và các cơ quan chức năng để đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về doanh nghiệp nợ lương. Dựa trên những gì NPLAW tìm hiểu và theo quy định của pháp luật, có thể hiểu rằng doanh nghiệp nợ lương là tình huống mà một công ty hoặc tổ chức không thanh toán đầy đủ hoặc đúng hạn tiền lương cho nhân viên. Điều này có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, như gặp khó khăn tài chính, quản lý không hiệu quả, hoặc các vấn đề liên quan đến dòng tiền.
Người lao động có thể thực các cách sau khi bị công ty nợ lương:
Cách 1: Yêu cầu và hòa giải với công ty
Người lao động có thể gửi yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty để yêu cầu giải quyết tiền lương. Nếu công ty đã cố tình nợ lương trong thời gian dài, người lao động nên đến gặp ban lãnh đạo để thỏa thuận việc chi trả lương. Pháp luật luôn ưu tiên các bên tự hòa giải để đạt được giải pháp hòa bình và nhanh chóng.
Cách 2: Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Trong trường hợp công ty từ chối giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở, căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP “Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23”
Cách 3: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động
Theo khoản 1, Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 thì “Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải” Như vậy khi có tranh chấp về tiền lương, người lao động phải tiến hành hòa giải trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án giải quyết.
Quy trình hòa giải:
Nếu hòa giải không thành hoặc người sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm sau hòa giải, người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án can thiệp.
Cách 4: Giải quyết tại Hội đồng trọng tài lao động
Theo Điều 189 Bộ luật Lao động 2019 “Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 188 của Bộ luật này. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Quy trình giải quyết:
Quyết định của Ban trọng tài lao động về việc giải quyết tranh chấp sẽ được gửi cho các bên. Trường hợp một bên không thi hành quyết định này, bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án can thiệp.
Cách 5: Khởi kiện tại Tòa án
Người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết. Tuy nhiên, tranh chấp về tiền lương phải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động trước khi khởi kiện tại Tòa án, theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019.
Tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động trước khi khởi kiện tại Tòa án. Sau khi hòa giải không thành, người lao động tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.
Và theo khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 “Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm”.
Xử phạt công ty nợ lương người lao động
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, công ty có hành vi nợ lương sẽ bị phạt tiền và buộc phải trả đủ tiền lương cộng lãi suất chậm trả cho người lao động. Mức phạt cụ thể như sau:
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử phạt hành chính này áp dụng cho người sử dụng lao động là cá nhân. . Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.” Nếu thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung về việc làm trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát, thì vẫn được coi là hợp đồng lao động.
Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Hợp đồng lao động có thể giao kết theo ba hình thức:
Nếu công ty không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản sau 01 tháng làm việc, điều này là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu bạn đã thỏa thuận với công ty về công việc có trả lương và chịu sự quản lý của công ty, thì giữa bạn và công ty đã xác lập quan hệ lao động và thực hiện hợp đồng lao động, không phụ thuộc vào việc ký kết hợp đồng bằng văn bản. Do đó, bạn sẽ được coi là người lao động và được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp theo Bộ luật Lao động, bao gồm quyền được hưởng lương đầy đủ và đúng hạn.
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Theo Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật liên quan, không có quy định nào cấm doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với nhân viên mới khi đang nợ lương nhân viên cũ. Do đó, doanh nghiệp vẫn được phép ký hợp đồng lao động với nhân viên mới ngay cả khi đang nợ lương nhân viên cũ.
Có, khi công ty có hành vi nợ lương đối với người lao động, người lao động hoàn toàn có thể yêu cầu hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài hoặc tòa án nhân dân giải quyết. Hay nói cách khác, người lao động hoàn toàn có quyền khởi kiện trực tiếp lên Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình khi người sử dụng lao động nợ lương, không thanh toán đầy đủ tiền lương khi đến hạn. Căn cứ theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 thì Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
Tìm luật sư tư vấn khi công ty nợ lương là một bước đi thông minh và cần thiết vì những lý do sau:
Kiến Thức Chuyên Môn: Luật sư chuyên về lao động có kiến thức sâu rộng về pháp luật và các quy định liên quan đến quyền lợi của người lao động. Họ có thể giúp bạn hiểu rõ quyền lợi của mình và các quy định pháp luật mà công ty cần tuân thủ.
Tư Vấn Pháp Lý: Luật sư có thể cung cấp cho bạn những tư vấn pháp lý chính xác về cách giải quyết vấn đề nợ lương. Điều này bao gồm cả việc xác định các bước cụ thể mà bạn cần thực hiện và các tài liệu cần thu thập để bảo vệ quyền lợi của mình.
Hỗ Trợ Giải Quyết Tranh Chấp: Luật sư có thể đại diện cho bạn trong quá trình giải quyết tranh chấp với công ty. Họ có kinh nghiệm trong việc thương lượng và giải quyết các vụ việc liên quan đến nợ lương, giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất mà không phải tự mình đối mặt với những phức tạp pháp lý.
Tăng Cơ Hội Thành Công: Khi có sự hỗ trợ của luật sư, cơ hội thành công trong việc đòi lại quyền lợi của bạn sẽ cao hơn. Luật sư có thể đảm bảo rằng bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ quyền lợi nào và giúp bạn tránh những sai lầm trong quá trình pháp lý.
Trên đây là nội dung bài viết Pháp luật Việt Nam quy định về người lao động nên làm gì khi bị doanh nghiệp nợ lương. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề lao động hay các vấn đề khác thì vui lòng liên hệ đến NPLAW, để được chúng tôi tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn