Nguồn gốc, xuất sứ hàng hoá là một trong các thông tin cơ bản của sản phẩm, có vai trò vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng vì đây chính là nguồn thông tin về chất lượng của sản phẩm, hàng hoá đó. Doanh nghiệp, tổ chức sản xuất hàng hoá thường cung cấp thông tin sản phẩm, hàng hoá qua bao bì sản phẩm, nhưng với thời đại công nghệ hiện đại ngày nay người tiêu dùng có thể có thông tin sản phẩm qua mã số, mã vạch hàng hoá. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ khái quát nội dung về tầm quan trọng của nguồn gốc, xuất sứ hàng hoá đối với thị trường, cũng như phương thức cung cấp thông tin sản phẩm qua mã vạch sản phẩm.
Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa là sản phẩm được sản xuất tại một vùng lãnh thổ, một quốc gia, hay nhóm nước hoặc các nước liên kết với nhau để thực hiện các công đoạn từ chế biến đến tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Vậy xuất xứ và nơi sản xuất khác nhau như thế nào? Hai khái niệm “xuất xứ” và “nơi sản xuất” đều cung cấp thông tin về nơi hàng hóa được tạo ra nhưng cách thể hiện của chúng lại khác nhau:
– Xuất xứ là một vùng, đất nước hoặc lãnh thổ nơi hàng hóa được sản xuất ra hoặc là địa điểm thực hiện các quy trình chế biến thuộc công đoạn cuối cùng của hàng hóa.
– Sản xuất là nơi thực hiện các công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng của hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước tham gia vào quá trình này.
Ví dụ: Apple là thương hiệu có nguồn gốc xuất xứ tại Mỹ và có trụ ở chính tại Cupertino, bang California, Mỹ. Hiện tại các thiết bị, linh kiện của máy tính, điện thoại được lắp đặt tại Trung Quốc. Đây cũng chính là lý do tại sao trên máy thường ghi là “made in China”. Như vậy điện thoại, máy tính Apple được sản xuất tại Trung Quốc, nhưng xuất sứ hàng hoá là Hoa Kỳ.
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày ngày 14 tháng 4 năm 2017 và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2022 Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa như sau:
-Tên hàng hóa;
-Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
-Xuất xứ hàng hóa.
-Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
-Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
-Tên hàng hóa;
-Xuất xứ hàng hóa.
-Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
-Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;
Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
-Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
-Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hoá
Theo đó, Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 xuất xứ hàng hóa. Cụ thể là:
-Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
-Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
-Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định nêu trên thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
-Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.
Bên cạnh đó, tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thì tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi tên nhãn hàng hoá không được viết tắt, từ chỉ đơn vị hành chính có thể viết tắt.
Ví dụ: “xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận”, có thể viết tắt thành “ X. An Hải, H. Ninh Phước, T. Ninh Thuận.
Cách viết tắt đơn vị hành chính địa phương theo quy tắc sau: “xã” là X; “phường” là P; “huyện” là H; “quận” là Q; “thành phố” là TP; “tỉnh” là T.
Quý khách có nhu cầu tư vấn trong lĩnh vực đăng ký mã số mã vạch hãy liên hệ ngay với NPLaw. Công ty Luật Ngọc Phú là với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực đăng ký mã vạch sản phẩm, cùng đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý hùng hậu. Chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên sâu, uy tín đảm bảo quyền lợi tối đa của khách hàng chúng tôi.