Hiện nay, nhiều Khách hàng quan tâm đến vấn đề rút vốn ra khỏi công ty. Nắm bắt được yêu cầu đó, NPLaw gửi đến các Khách hàng các vấn đề liên quan đến rút vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Rút vốn chủ sở hữu là các chủ sở hữu của doanh nghiệp lấy vốn của mình đã góp để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ra khỏi công ty. Các nguồn vốn góp của chủ sở hữu bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản.
Theo quy định Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ sở hữu công ty góp vốn vào công ty đủ và đúng tài sản đã cam kết.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2015: “Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.”. Như vậy, chủ sở hữu Công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ điều lệ của công ty cho các nhân, tổ chức khác.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Hợp tác xã 2012, các thành viên hợp tác xã sẽ được trả lại vốn theo các trường hợp sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2020, Thành viên không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau:
Ví dụ về trường hợp rút vốn bằng tài sản: Khi thành viên muốn rút tài sản là chiếc xe ô tô ra khỏi công ty thì không được rút chiếc xe khỏi công ty mà phải chuyển quyền sở hữu chiếc xe cho Công ty hoặc cho thành viên còn lại trong công ty hoặc cho người không phải là thành viên của công ty và Công ty hoặc thành viên sẽ thanh toán lại giá trị của chiếc xe cho thành viên muốn rút vốn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty Hợp danh được rút vốn ra khỏi công ty trong các trường hợp sau:
Thành viên Hộ kinh doanh có quyền rút vốn ra khỏi Hộ kinh doanh theo thỏa thuận của các bên. Sau khi rút vốn, Hộ kinh doanh phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 189 Luật doanh nghiệp 2020, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền rút vốn bằng hình thức giảm vốn. Việc giảm vốn phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
NPLaw xin cung cấp các nội dung cơ bản cần có trong mẫu đơn xin rút vốn để quý khách tiện tham khảo.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
------o0o-----
Kính gửi: Hội đồng quản trị HTX ...................
Tôi tên là:.....................................................
Sinh ngày:.....................................................
CMND số: ......................................................
Địa chỉ thường trú:........................................
Quê quán:.....................................................
Nghề nghiệp:..............................................
Sau thời gian tham gia là thành viên của Hợp tác xã ……………..…………………….., Hội đồng quản trị hợp tác xã đã cung cấp tốt các sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho tôi làm ăn có hiệu quả.
Nay tôi đề nghị xin ra khỏi hợp tác xã ………………………………….......
Lý do: Bản thân tôi và gia đình không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
Tôi đề nghị Hội đồng quản trị trả lại phần vốn mà tôi đã góp vào hợp tác xã …………………….. đúng theo quy định cùa Điều lệ và quy định của pháp luật.
Rất mong chấp thuận của Hội đồng quản trị hợp tác xã……… …………/.
........, ngày...tháng...năm.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Các nội dung trên sẽ giúp phần nào khách hàng hiểu thêm về rút vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trên thực tế, việc thực hiện thủ tục rút vốn không hề đơn giản, rủi ro pháp lý cao và tốn rất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, Quý khách hàng nên tìm một hãng luật uy tín để giúp khách hàng tháo gỡ các vướng mắc pháp lý nêu trên, và chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi làm được điều đó cho Khách hàng. Vui lòng liên hệ chúng tôi để được hướng dẫn thông tin nhanh chóng và chính xác.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn