NỘI DUNG CHI TIẾT VỀ PHÁP LUẬT SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Sở hữu trí tuệ là sở hữu một tài sản vô hình, do đó pháp luật sở hữu công nghiệp là pháp luật quy định về việc sở hữu các tài sản vô hình.

TÌM HIỂU VỀ PHÁP LUẬT SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1. Giới thiệu về pháp luật sở hữu công nghiệp

Sở hữu trí tuệ là sở hữu một tài sản vô hình, do đó pháp luật sở hữu công nghiệp là pháp luật quy định về việc sở hữu các tài sản vô hình. Đối với một tài sản thông thường thì người chủ sở hữu sẽ có 3 quyền năng là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Tuy nhiên, đây là tài sản vô hình.

Do vậy, quyền sử dụng sẽ đóng vai trò quan trọng. Nó thể hiện ở 3 góc độ: thứ nhất là chủ sở hữu tự mình sử dụng, thứ hai là cho phép người khác sử dụng và thứ ba là có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nếu như không có sự cho phép của mình. Vì thế, pháp luật sở hữu công nghiệp cũng quy định chủ yếu về quyền sử dụng của chủ sở hữu.

2. Nội dung sở hữu công nghiệp gồm những gì?

Nội dung quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp quyền và nghĩa vụ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp mà pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

3. Phân biệt quyền sở hữu công nghiệp với quyền tác giả

Quyền sở hữu công nghiệp với quyền tác giả là 2 trong 3 nhóm đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả có những điểm khác sau:

  • Về đối tượng bảo hộ: Quyền tác giả có đối tượng bảo hộ là tác phẩm. Trong khi đó, quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng bảo hộ là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh.
  • Về cơ chế được bảo hộ: Quyền tác giả có cơ chế bảo hộ tự động. Trong khi đó, quyền sở hữu công nghiệp phát sinh quyền trên cơ sở phải đăng ký, điểm này khác biệt hoàn toàn với cơ chế tự động của quyền tác giả. Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, bí mật kinh doanh và tên thương mại thì không cần phải đăng ký, lý do này xuất phát từ đặc thù của ba đối tượng trên, có thể hiểu đơn giản là đã gọi là bí mật kinh doanh thì mình phải bảo mật nó, chúng ta đi đăng kí thì đã bộc lộ nó, công khai nó thì lúc này không còn là bí mật kinh doanh.Tên thương mại thì pháp luật quy định là quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại nó sẽ phát sinh trên cơ sở sử dụng hợp pháp và không theo thủ tục đăng kí, chỉ cần chủ thể đó sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
  • Về cơ quan có thẩm quyền đăng ký: Đối với quyền tác giả thì Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa, thể thao và du lịch sẽ là cơ quan có thẩm quyền đăng ký, trong khi đó quyền sở hữu công nghiệp thì thẩm quyền thuộc Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học, công nghệ.

    Có thể thấy rằng, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp tuy là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên mỗi đối tượng lại mang cho mình những đặc điểm riêng biệt, điều đó đã được trình bày ở trên.

4. Cơ sở pháp lý của pháp luật sở hữu công nghiệp

Đối với văn bản pháp luật Việt Nam:

  • Luật sở hữu trí tuệ 2022.

​​​Đối với văn bản pháp luật Quốc tế:

  • Hiệp định Trips năm 1994 về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại.
  • Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
  • Hiệp ước hợp tác về sáng chế năm 1970.
  • Bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước Locarno.
  • Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ theo Thỏa ước Nice.

5. Cập nhật các thông tin về thay đổi Luật sở hữu công nghiệp

Bổ sung quyền đăng ký là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước Tại Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước như sau: 

  • Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005. 
  • Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005. 
  • Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia được thực hiện như sau: 
    • Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước; 
    • Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước thuộc về Nhà nước;
    •  Đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền đăng ký quy định nêu trên.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline0913449968

Email: legal@nplaw.vn

 

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan