Xâm phạm sức khỏe là một hành vi vi phạm pháp luật, không những gây nên sự tiêu cực trong xã hội mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng cho người bị xâm phạm. Bằng bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc nội dung thông tin pháp lý về xâm phạm sức khỏe.
Theo thống kê của Bộ Công an, số lượng vụ án xâm phạm sức khỏe có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Số liệu công khai được cập nhật gần nhất thể hiện năm 2021: Toàn quốc xảy ra 14.192 vụ xâm phạm sức khỏe, tăng 2,2% so với năm 2020. Trong đó, có 5.849 vụ cố ý gây thương tích, tăng 4,8% so với năm 2020.
Các vụ việc ngày càng manh động, tàn bạo hơn, sử dụng hung khí nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân. Mà chủ thể thực hiện các hành vi này hiện nay còn mở rộng ở mọi lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp đều có thể vi phạm.
Xâm phạm sức khỏe được hiểu là những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của người khác.
Các hành vi xâm phạm sức khỏe có thể gồm: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Hành hạ người khác; Truy bức, đe dọa giết người; Lây truyền HIV cho người khác; Mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy … Ngoài ra, xâm phạm sức khỏe còn bao gồm các hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, xâm phạm quyền tự do kinh doanh hợp pháp của người khác trong lĩnh vực khám chữa bệnh, sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng.
Căn cứ xác định khi sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
1. Mức độ tổn thương cơ thể.
2. Tính chất của hành vi.
3. Hậu quả của hành vi.
4. Mục đích của hành vi: Mục đích của hành vi cũng có thể được xem xét khi xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm sức khỏe.
5. Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Ngoài những căn cứ trên, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng có thể được xem xét khi xử lý hành vi xâm phạm sức khỏe.
Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Như vậy, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm có thể bao gồm các nội dung được liệt kê nêu trên.
Theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự 2015 thì: "Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác".
Như vậy, khi sức khỏe của người khác bị xâm phạm, người có hành vi xâm phạm có trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh.
Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, các khoản chi phí bồi thường bao gồm:
Căn cứ quy định khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
“5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
…”
Như vậy, hành vi cố ý gây thương tích cho người khác chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" được xếp vào loại tội phạm "Xâm phạm sức khỏe của người khác". Cụ thể, hành vi này bao gồm: Dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác tác động lên cơ thể người khác gây tổn thương cho họ; Mức độ tổn thương được đánh giá bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể có thể từ 11% đến vượt quá 100%.
Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm trực tiếp đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của người khác. Do đó, cố ý gây thương tích được xem là hành vi xâm phạm sức khỏe.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu, không quá 50 lần mức lương cơ sở.
“2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Như vậy, người bồi thường phải bồi thường tất cả chi phí tại khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự, về mức bồi thường về mặt tinh thần thì tối đa là 90.000.000 đồng (không được quá 50 lần mức lương cơ sở, mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng).
Trên cả cương vị là người có hành vi xâm phạm sức khỏe và người bị xâm phạm sức khỏe, Quý độc giả đều nên cân nhắc liên hệ hỗ trợ bởi luật sư có kinh nghiệm nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Liên quan đến nội dung này, Hãng Luật NPLaw với bề dày kinh nghiệm trong đa dạng lĩnh vực, với hệ thống văn phòng trên nhiều tỉnh thành, sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến hành vi xâm phạm sức khỏe. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!