Sáp nhập trường học là hoạt động tổ chức lại cơ sở giáo dục (trường học), góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Việc sáp nhập trường học là hoạt động phức tạp, được giám sát bởi nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bởi các quy định pháp luật chi tiết. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý bạn đọc thông tin pháp lý liên quan đến sáp nhập trường học.
Việc sáp nhập trường học diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương ở các vùng kinh tế khó khăn, đòi hỏi sự tổ chức lại cơ sở giáo dục để phù hợp hơn với khu vực. Tuy các kế hoạch sáp nhập trường học được công bố tính đến nay chiếm số lượng lớn, nhưng thực tế các kế hoạch triển khai thành công lại tương đối ý, một phần vì sự rắc rối trong việc cơ cấu, sắp xếp, tổ chức, khiến cho việc sáp nhập trường học kéo dài đến nhiều năm. Ví dụ, theo báo điện tử Truyền hình Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định sáp nhập 12 trường tại huyện Nga Sơn thành 06 trường, tuy nhiên vì nhiều lý do mà mãi các trường không thể tiến hành thực hiện sáp nhập và đề nghị xin chuyển hình thức tổ chức lại. Theo phản ánh tại báo Vietnamnet, tháng 9 năm 2023, tại Đà Nẵng cũng hoàn thành việc sáp nhập 02 trường tiểu học tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Theo quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP, các loại trường học được phép sáp nhập bao gồm:
Theo quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP, tùy thuộc vào loại hình trường học tiến hành sáp nhập mà hồ sơ sáp nhập yêu cầu trong từng trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, các tài liệu chung cần có trong hồ sơ sáp nhập trường học bao gồm:
Trường hợp sáp nhập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, hồ sơ sáp nhập không cần các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan.
Trường hợp sáp nhập trường đại học, theo quy định tại khoản 3 Điều 94 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, hồ sơ còn cần thêm:
Theo quy định tại Điều 52 Luật Giáo dục năm 2019, thẩm quyền sáp nhập trường học được xác định như sau:
“Điều 52. Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường dự bị đại học, cao đẳng sư phạm và trường trực thuộc Bộ; trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị;
đ) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối với trường cao đẳng, trừ trường cao đẳng sư phạm;
e) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với cơ sở giáo dục đại học.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học, trình độ đào tạo khác thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.
Trường hợp sáp nhập giữa các nhà trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định”.
Như vậy, phụ thuộc vào loại hình trường học được sáp nhập mà thẩm quyền quyết định sáp nhập cũng khác nhau. Thẩm quyền quyết định việc sáp nhập cũng thuộc về chính chủ thể có quyền quyết định thành lập/cho phép thành lập loại hình trường học đó.
Về nguyên tắc, căn cứ các nội dung được quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP, phụ thuộc vào loại hình trường học sáp nhập mà trình tự chi tiết được quy định khác nhau. Tuy nhiên, trình tự chung để sáp nhập trường học bao gồm:
Bước 1: Chủ thể có quyền lập hồ sơ sáp nhập trường học theo quy định pháp luật;
Bước 2: Chủ thể có quyền gửi bộ hồ sơ sáp nhập trường học đã lập đến Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sáp nhập trường học. Tùy thuộc vào loại hình trường học và Cơ quan có thẩm quyền quyết định sáp nhập trường học khác nhau.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và chỉ đạo bộ phần chuyên trách xem xét hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập trường học. Nếu thấy đủ điều kiện, bộ phận xem xét hồ sơ có ý kiến bằng văn bản gửi Cơ quan có thẩm quyền quyết định sáp nhập trường học.
Bước 4: Sau khi nhận được văn bản thể hiện việc hồ sơ đủ điều kiện, Cơ quan có thẩm quyền quyết định sáp nhập trường học ban hành quyết định cho phép sáp nhập, hoặc quyết định không cho phép sáp nhập nêu lý do.
Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 46/2017/NĐ-CP như sau:
“Điều 50. Sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học
1.[73] (được bãi bỏ)
2. Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học thì có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học.
3. Trình tự sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học thực hiện như đối với việc thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này”.
Như vậy, pháp luật cho phép thực hiện thủ tục sáp nhập đối với trung tâm ngoại ngữ.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 19, dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 16 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, việc sáp nhập trường tiểu học diễn ra trong thời gian như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức cá nhân. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập trường tiểu học. Nếu đủ điều kiện, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị sáp nhập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập. Nếu chưa quyết định sáp nhập thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.
Như vậy, thời gian thực hiện sáp nhập trường tiểu học dự kiến tối đa 25 ngày làm việc.
Căn cứ tiết 2.10 tiểu mục 2 Mục B Phần II Thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 981/QĐ-LĐTBXH năm 2019 quy định như sau:
“B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh ...
2. Tên thủ tục: Chia, tách, sáp nhập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ...
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP”.
Như vậy, theo quy định, việc sáp nhập trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
(2) Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động;
(3) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình sáp nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 15/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 24/2022/NĐ-CP và điểm đ khoản 20 Điều 2 Nghị định 24/2022/NĐ-CP.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến sáp nhập trường học của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các quy định pháp lý về sáp nhập trường học. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý dày dặn tin rằng sẽ đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!