PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP TÀI SẢN BẢO ĐẢM

Tranh chấp tài sản bảo đảm là một dạng tranh chấp dân sự được pháp luật ghi nhận và khá phổ biến trong thực tế. Tuy nhiên, thế nào là tranh chấp tài sản bảo đảm, xử lý dạng tranh chấp này ra sao, … không phải điều mà chủ thể nào cũng hiểu rõ. Do đó, thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp cho Quý Khách hàng các thông tin pháp lý về tranh chấp tài sản bảo đảm, hỗ trợ khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm có hiệu quả hơn.

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các giao dịch dân sự ngày càng đa dạng về hình thức và số lượng. Để đảm bảo cho các nghĩa vụ trong giao dịch, các bên có xu hướng yêu cầu có tài sản bảo đảm. Sự yêu cầu này là một nhu cầu hợp lý, nhưng cũng là một rủi ro khi bên còn lại có ý đồ xấu, làm phát sinh nhiều tranh chấp tài sản bảo đảm.

Hiện nay, việc tranh chấp tài sản bảo đảm diễn ra vô cùng phổ biến, thậm chí xuất hiện những tranh chấp phức tạp, khó giải quyết. Tuy nhiên, việc xử lý các tranh chấp tài sản bảo đảm còn kéo dài, số lượng tranh chấp tài sản bảo đảm xử lý thành công còn hạn chế.

Hiện nay, không có quy định pháp luật cụ thể giải thích về tranh chấp tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, giải thích về mặt ngữ nghĩa, tranh chấp tài sản bảo đảm có thể hiểu là các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ hoặc liên quan đến các tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Trong quá trình giao kết các giao dịch dân sự, việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là cần thiết. Thế nhưng, các tài sản bảo đảm có thể không thuộc quyền sở hữu của người bảo đảm nghĩa vụ, hoặc việc ký các hợp đồng  bảo đảm không phù hợp quy định pháp luật, hoặc phát sinh các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu tài sản bảo đảm … Từ các vấn đề đó, tranh chấp tài sản bảo đảm được hình thành và đòi hỏi cơ chế giải quyết, bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên.

Như vậy, tranh chấp tài sản bảo đảm là các tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể giao kết.

Theo quy định tại Điều 295 về Tài sản bảo đảm tại Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm”.

Như vậy, điều kiện để một tài sản trở thành tài sản bảo đảm, tài sản phải đảm bảo 04 điều kiện tại Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 về sở hữu, tính xác định, đặc tính và giá trị.

Điều kiện để trở thành tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm là các tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, được quy định tại Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP gồm:

“Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định”.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản là tranh chấp dân sự được thừa nhận và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Như vậy, tranh chấp tài sản bảo đảm là một tranh chấp dân sự liên quan đến quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản bảo đảm bị tranh chấp.

Tranh chấp dân sự là một khái niệm có phạm vi bao hàm rộng. Tranh chấp dân sự là tranh chấp về quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, ví dụ như tranh chấp trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng, tranh chấp trong việc thực hiện các quyền về nhân thân có gắn liền với quan hệ tài sản như quyền tác giả, phát minh, sáng chế, trong quan hệ ly hôn, thừa kế…

Tranh chấp tài sản bảo đảm là một dạng của tranh chấp dân sự. Tranh chấp tài sản bảo đảm là các tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm tranh chấp về quyền đối với tài sản bảo đảm, tranh chấp về hiệu lực của việc bảo đảm, …

Như vậy, tranh chấp tài sản bảo đảm và tranh chấp dân sự có sự khác nhau rõ ràng về phạm vi tranh chấp.

Tranh chấp tài sản bảo đảm là một dạng tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc đề cao thỏa thuận của các bên về việc giải quyết tranh chấp, việc giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm còn được thực hiện bởi một trong các phương thức sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 về “Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền”, Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 14. Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền

1. …Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài”.

Đồng thời, trên tinh thần đề cao sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ dân sự, Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận sự khuyến khích hòa giải tại Điều 7 như sau:

“Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự

…2. Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích”.

Như vậy, phương thức giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm bao gồm thỏa thuận (thương lượng), hòa giải hoặc yêu cầu Tòa án hoặc trọng tài giải quyết.

Phương thức nào để giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm

Trong quá trình giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm, bên nhận tài sản bảo đảm nếu không phải chủ thể tranh chấp, thường mang vai trò người thứ ba ngay tình trong giao dịch. Theo quy định tại Điều 133 về Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, Bộ luật Dân sự năm 2015, cần lưu ý bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm, bao gồm một số vấn đề sau:

Thứ nhất, xác định loại tài sản bảo đảm liên quan đến tranh chấp là tài sản phải đăng ký hay tài sản không phải đăng ký. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc xác định trách nhiệm cũng như quyền lợi của các bên có liên quan.

Thứ hai, bên nhận bảo đảm đã tiến hành đăng ký tài sản bảo đảm đối với loại tài sản phải đăng ký hay chưa.

Ngoài ra, trong quá trình giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm, các bên cần lưu ý hạn chế tối đa các hành vi làm giảm giá trị của tài sản bảo đảm.

Như vậy, khi giải quyết tranh chấp tài sản bảo đảm, các bên cần lưu ý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba ngay tình và hạn chế tác động tiêu cực đến giá trị bảo đảm của tài sản.

Căn cứ Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:

“Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định”.

Theo đó, tài sản bảo đảm sẽ được xử lý khi thuộc một trong các trường hợp được liệt kê tại Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015: Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật; Vi phạm các điều khoản theo thỏa thuận của các bên hoặc luật có quy định.

Để tìm hiểu thêm các thông tin pháp lý liên quan đến tranh chấp tài sản bảo đảm, Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLaw) để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng. 

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.

Trân trọng cảm ơn!


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp