Bất động sản là một trong những lĩnh vực quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Vì giá trị liên tục biến động nên thị trường bất động sản luôn được mọi người quan tâm, trong đó, các giao dịch đất đai là một phần tất yếu. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đất đai được chia làm nhiều loại khác nhau rất đa dạng bao gồm cả đất công ích. Thông qua bài viết dưới đây, NPLaw sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến việc quản lý đất công ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hiện nay, các vấn đề liên quan đến việc quản lý đất công ích như nguồn hình thành đất; mục đích sử dụng đất; cho thuê đất; quản lý đất được quy định tại Luật Đất đai 2013. Bên cạnh đó, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai cũng có một số điều luật liên quan đến quản lý đất công ích. Theo Khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013, đất công ích được hiểu là quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.
Theo Khoản 2 Điều 132 Luật Đất đai 2013, đất công ích được sử dụng với những mục đích sau:
Bởi, mục đích sử dụng đất công ích là hướng đến lợi ích chung của xã hội, cộng đồng. Vì vậy, đất công ích cần được quản lý bởi các cơ quan có thẩm quyền. Vậy lợi ích của việc quản lý đất công ích như thế nào?
Để đảm bảo được các lợi ích trên, cần có những cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý các quỹ đất công ích. Vậy theo quy định của pháp luật, đó là những cơ quan nào?
Theo Khoản 2 Điều 24 Luật Đất đai 2013, cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo Khoản 4 Điều 132 Luật Đất đai 2013 quy định quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.Có thể thấy, các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rất rõ ràng về những vấn đề liên quan đến quản lý đất công ích. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cũng cố gắng kiểm soát, quản lý tình trạng sử dụng đất nhưng dường như chưa thực sự triệt để. Vì vậy, hành vi vi phạm vẫn tồn tại gây ra không ít khó khăn cho chủ thể quản lý.
Thực trạng trên đã gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý cho cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, để khắc phục những tồn tại, bất cập trong quản lý và sử dụng đất công ích, các địa phương cần rà soát, xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời các trường hợp trên. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần điều chỉnh và đổi mới để phù hợp với nhu cầu sử dụng đất và mang lại hiệu quả đáng kể.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến quản lý đất công ích mà NPLaw đã cung cấp. Nếu quý khách hàng còn nhiều thắc mắc về chủ đề trên có thể liên hệ trực tiếp với NPLaw để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và đã từng tiếp cận nhiều vụ việc thực tiễn, NPLaw tự tin có thể đồng hành cùng các bạn. NPLaw luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà các bạn vướng mắc. Vì vậy, hãy liên hệ bất cứ khi nào các bạn cần, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn